Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Chronic pain là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau mãn tính

Ngày 24/04/2024
Kích thước chữ

Khám phá về chronic pain là gì, cách nhận biết các triệu chứng tiêu biểu và các phương pháp điều trị hiệu quả giúp bạn sống thoải mái hơn. Tìm hiểu cách xử trí với tình trạng này để giảm cảm giác đau và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chronic pain hay còn gọi là đau mãn tính là một tình trạng mà nhiều người phải đối mặt hàng ngày. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về chronic pain là gì, nguyên nhân, triệu chứng, các phương pháp điều trị hiệu quả để giảm bớt cảm giác đau và tăng cường chất lượng cuộc sống.

Chronic pain là gì?

Chronic pain là gì? Chronic pain hay còn gọi là đau mãn tính là một trạng thái đau kéo dài do mô bị tổn thương liên tục, thường kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, đau nửa đầu, viêm gân và hội chứng ống cổ tay. Đây là một tình trạng khác biệt so với đau cấp tính, mà chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và có tính cảnh báo về sự nguy hiểm cho cơ thể.

Cơn đau mãn tính có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, từ mất ngủ, thay đổi tâm trạng, lo âu đến mất hứng thú trong các hoạt động thường ngày. Tình trạng sức khỏe tâm thần và thể chất không ổn định cũng gây ra những vấn đề này. Do đó, phương pháp điều trị cho đau mãn tính không chỉ tập trung vào giảm đau mà còn điều trị các vấn đề tâm lý phát sinh do đau gây ra.

Chronic pain là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau mãn tính-1
Chronic pain là gì?

Nguyên nhân dẫn đến chronic pain

Đau mãn tính có nhiều nguyên nhân, một trong những yếu tố quan trọng là tuổi tác. Khi bạn già đi, mức độ tổn thương và phá vỡ của tế bào trong cơ thể tăng cao, đặc biệt là trong xương và khớp. Sự tổn thương này có thể gây ra đau mãn tính khi các tế bào thần kinh bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, một số thói quen không lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày cũng góp phần vào việc gây ra đau mãn tính. Công việc hoặc học tập không đúng tư thế, nâng vật nặng thường xuyên, thừa cân, hoặc các chấn thương cũng có thể là nguyên nhân.

Các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, đau xơ cơ cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra đau mãn tính. Đồng thời, các bệnh như ung thư, bệnh đa xơ cứng, viêm loét dạ dày, hoặc bệnh túi mật cũng có thể dẫn đến cơn đau kéo dài.

Trong một số trường hợp, nguyên nhân của đau mãn tính có thể phức tạp và không dễ xác định. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi đau không giảm đi ngay sau khi các tổn thương vật lý đã lành hoàn toàn.

Chronic pain là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau mãn tính-2
Chronic pain có thể do các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp

Dấu hiệu bị chronic pain

Đau mạn tính thường được xác định khi một cơn đau kéo dài hơn 12 tuần. Cơn đau có thể mang nhiều cảm giác khác nhau, bao gồm:

  • Đau nhẹ hoặc nặng.
  • Cảm giác đau như dao đâm, rát, hoặc như một luồng điện chạy dọc qua một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
  • Cảm giác đau gây khó chịu, đau nhức, đau thắt, hay đau gây co cứng.

Những ai có nguy cơ bị chronic pain?

Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc phải đau mãn tính bao gồm:

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi thường bị đau do bệnh thoái hóa và các vấn đề khác.
  • Yếu tố di truyền: Một số bệnh di truyền như đau nửa đầu có thể gây ra đau mãn tính.
  • Dân tộc: Người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha có nguy cơ cao hơn bị đau mãn tính.
  • Thừa cân và béo phì: Người béo phì thường có sức khỏe kém và dễ bị đau mãn tính.
  • Chấn thương: Chấn thương ở trẻ em thường dẫn đến đau mãn tính.
  • Bệnh tâm thần: Một số bệnh tâm thần như stress hoặc lo âu có thể gây đau mãn tính.
  • Cấu trúc não: Cấu trúc não bất thường có thể làm giảm khả năng chịu đau đớn.
  • Công việc: Công việc đòi hỏi phải nâng, hạ vật nặng có thể làm tăng nguy cơ đau mãn tính.
  • Hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý gây đau và làm giảm khả năng đáp ứng với các phương pháp giảm đau.
Chronic pain là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau mãn tính-3
Người lớn tuổi dễ gặp những cơn đau mãn tính

Phương pháp điều trị chronic pain

Mục tiêu của điều trị đau mãn tính là giảm cảm giác đau và cải thiện chức năng, giúp bệnh nhân tiếp tục thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách thoải mái. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được sử dụng:

  • Thuốc điều trị đau: Bao gồm các loại thuốc giảm đau như NSAIDs, paracetamol, corticosteroid, và thuốc chống co giật để giảm cảm giác đau.
  • Phương pháp vật lý và phẫu thuật: Bao gồm châm cứu, kích thích điện, hoặc phẫu thuật để giảm cảm giác đau và cải thiện chức năng.
  • Liệu pháp tâm lý: Bao gồm các liệu pháp như tâm lý, phản hồi sinh học, và thay đổi hành vi để giúp bệnh nhân quản lý cảm giác đau và tăng cường tinh thần.
  • Liệu pháp thể chất: Bao gồm các liệu pháp như châm cứu, thiền định, mát-xa, và các phương pháp trị liệu khác để giảm căng thẳng và cải thiện chức năng cơ bản.
  • Lối sống lành mạnh: Bao gồm việc đảm bảo ngủ đủ giấc, duy trì một lối sống tích cực, tham gia vào các hoạt động gia đình và xã hội để giúp giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm thông tin về chronic pain là gì, nguyên nhân và phương pháp điều trị. Đau mãn tính không chỉ là một bệnh lý thông thường mà còn là một căn bệnh phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và tâm lý của hàng triệu người trên toàn thế giới. Nhưng thông qua nỗ lực của y học và sự hỗ trợ từ cộng đồng, người bệnh đau mãn tính có thể cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin