Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chữa đái dầm ở trẻ em theo y học cổ truyền

Ngày 25/12/2022
Kích thước chữ

Đái dầm ở trẻ em là hiện tượng thường gặp, đặc biệt là ở các bé từ 5 đến 7 tuổi. Để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, quý phụ huynh có thể tham khảo bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu để tham khảo một số bài thuốc chữa đái dầm ở trẻ em theo y học cổ truyền nhé!

Theo Y học cổ truyền, chứng đái dầm ở trẻ là do thận khí hư hàn nên không thể không khế ước được bàng quang, hoặc do cơ thể suy nhược, tỳ, phế khí hư hoặc can kinh uất nhiệt, hình thành do thói quen xấu của trẻ.

Nguyên nhân gây đái dầm theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân phần lớn gây nên hiện tượng đái dầm đó là do tiên thiên bất túc. Một số người sẽ là do hạ tiêu hàn mất chức năng bế tàng, số ít thì là do tỳ phế hư… những nguyên nhân trên dẫn đến việc không thể ức chế được thủy dịch gây nên bệnh đái dầm. Ở bàng quang, khi bị thấp nhiệt uất kết làm mất chức năng khí hóa thì cũng dễ gây nên bệnh. Ngủ đái dầm thường là do âm khí thịnh nhưng dương khí bị hư. Ngoài ra, cả bàng quang và thận khí bị lạnh sẽ không khống chế được thủy, từ đó dẫn đến hiện tượng đái dầm không tự chủ.

Chữa đái dầm ở trẻ em theo y học cổ truyền 1

Đái dầm là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em

Đái dầm ở trẻ em có thể được chia làm hai loại:

  • Đái dầm ban ngày: Thông thường đối với tình trạng này là do trẻ mải chơi quên đi tiểu hoặc tới môi trường mới khiến trẻ nhút nhát, sợ sệt cũng có thể dẫn đến tình trạng bị đái dầm.
  • Đái dầm ban đêm: Trẻ đái dầm vào ban đêm là do ngủ say, dung tích bàng quang nhỏ không thể chứa đủ nước nên gây ra đái dầm. Một số bệnh nhi có bệnh toàn thân như đái tháo nhạt, viêm thận mạn hay mắc một số bệnh về đường tiết niệu như hẹp bao quy đầu, viêm âm hộ… cũng gây ra tình trạng đái dầm

Cách chữa đái dầm ở trẻ em theo y học cổ truyền

Các bài thuốc chữa đái dầm ở trẻ em theo y học cổ truyền đòi hỏi người bệnh phải tìm ra được những loại thuốc đúng theo chỉ dẫn. Tuân thủ liều lượng và quy trình một cách chặt chẽ để tạo ra một bài thuốc hiệu quả cao.

Chữa thể thận khí hư hàn

Thể thận khí hư hàn là hiện tượng đái dầm lúc đang ngủ say, sắc mặt trắng nhạt. Khi quan sát sẽ thấy nước tiểu có màu trắng trong, sờ vào chân tay của trẻ thấy lạnh, mạch trầm trì. Hướng điều trị với tình trạng đái dầm do thể thận khí hư hàng là phản ôn bổ thận, sức niệu, cố sáp. Theo sách xưa của y học cổ truyền, dùng tang phiêu tiêu hoàn, tiểu không tự chủ phải làm cho tâm thận giao lại với nhau bằng khấu thị tang phiêu tiêu tán, cụ thể như sau:

  • Dùng tang phiêu tiêu hoàn: 20gram các loại long cốt, ngũ vị tử, phụ tử, tang phiêu 7 cái. Tất cả đem đi tán thành bột mịn rồi trộn với giấm, vo viên thành hoàn to bằng hạt ngô. Uống thuốc này ngày 2 lần, mỗi lần 5 viên. Bài thuốc này sẽ giúp bổ thận, sáp tinh đồng thời phụ tử ôn thận tráng dương…
  • Dùng tang phiêu tiêu tán: 40gram các loại đương quy, long cốt, nhân sâm, phục linh, quy bản, tang phiêu tiêu, thạch xương bồ, viễn chí. Sau đó tán tất cả nguyên liệu thành bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống với nước sắc nhân sâm. Phương thuốc này sẽ hỗ trợ an thần, dưỡng tâm, dưỡng huyết…

Chữa đái dầm ở trẻ em theo y học cổ truyền 2

Vo thuốc thành hoàn sẽ dễ uống hơn thuốc bột

Cách chữa thể tỳ phế khí hư

Thể tỳ phế khí hư còn gọi là bàng quang thất ước, tỳ phế hư tổn. Người mắc bệnh này sẽ có hiện tượng đái dầm, đầy bụng, mệt mỏi, lưỡi nhạt…Phương pháp điều trị cho người bị tỳ phế khí hư là bổ khí, kiện tỳ, cố phao. Áp dụng phương thuốc bổ trung ích khí thang gồm: Hoàng kỳ 24gr, nhân sâm 16gr, bạch truật 12gr, đương quy 24gr, cam thảo 4gr, trần bì 4gr, sài hồ 8gr, tang phiêu tiêu 8gr, câu kỷ tử 12gr. Sắc tất cả lên lấy nước uống, ngày một thang chia làm 2 lần. Uống từ 10 - 15 tháng sẽ thấy bệnh được cải thiện.

Chữa thể can kinh uất nhiệt

Người bị can kinh uất nhiệt sẽ đi tiểu tiện nhiều lần, nhỏ giọt, nước tiểu có sắc vàng đỏ, trong người cảm thất bứt rứt dễ cáu, lòng bàn tay chân nóng, chất lưỡi đỏ, lưỡi có rêu vàng nhớt mỏng, mạch huyền. Dùng pháp điều trị là tả can thanh nhiệt.

Chuẩn bị long đởm thảo 6gr, hoàng cầm 12gr, sơn chi 12gr, sài hồ 9gr, đương quy 12gr, sinh địa 12gr, hoạt thạch 15gr, xa tiền tử 15gr, mộc thông 9gr, sơn thù nhục 6gr, bổ cốt chỉ 15gr, sinh cam thảo 6gr.

Sắc bài thuốc lên uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn 1 giờ.

Chữa thể hạ tiêu ứ trệ

Người bị hạ tiêu ứ trệ sẽ tiểu tiện nhỏ giọt không thông, bụng dưới lúc nào cũng cảm giác chướng đầy ngâm ngẩm đau, có thể sờ thấy cục báng, chất lưỡi tím tối hoặc có ban ứ, có rêu lưỡi mỏng, mạch sáp. Áp dụng phương pháp điều trị là hoạt huyết hoá ứ.

Chuẩn bị các dược liệu đương quy 12gr, xuyên khung 12gr, xích thược 12gr, bồ hoàng 12gr, sài hồ 9gr, ngũ linh chi 9gr, đào nhân 12gr, hồng hoa 12gr, chỉ xác 9gr, sinh cam thảo.

Sắc bài thuốc lên uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.

Chữa đái dầm ở trẻ em theo y học cổ truyền 3

Một số bài thuốc chữa đái dầm cho trẻ em sẽ tiến hành sắc thành thang thuốc

Một số phương pháp phòng bệnh đái dầm ở trẻ em

Buổi tối không nên để bé uống nhiều nước, cơm tối ăn nhiều thức ăn khô, hạn chế uống canh quá no.

Chú ý buổi tối tránh làm bé bị hưng phấn quá độ, ban đêm định giờ gọi trẻ dậy đi tiểu, từ đó hình thành được phản xạ đi tiểu theo thời gian nhất định cho trẻ.

Trên đây là một số phương pháp chữa trị đái dầm ở trẻ em theo y học cổ truyền. Hi vọng với những bài thuốc trên, quý đọc giả đã có thể tìm được bài thuốc phù hợp với thể trạng của bé để nhanh chóng đẩy lùi chứng đái dầm cho con trẻ.

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin