Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Chức năng và nhiệm vụ của khoa gây mê hồi sức

Ngày 24/04/2024
Kích thước chữ

Gây mê giúp người bệnh không còn cảm giác đau khi thực hiện phẫu thuật. Hồi sức giúp thoát khỏi gây mê, điều trị và phục hồi sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật thành công. Gây mê hồi sức luôn đi kèm và hỗ trợ nhau, giúp người bệnh được chăm sóc y tế tốt nhất.

Gây mê và hồi sức luôn đi kèm với nhau, hai thủ thuật này kết hợp hiệu quả sẽ làm tạo nên một ca phẫu thuật an toàn và thành công. Dưới đây là thông tin về chức năng, nhiệm vụ và các bộ phận trong khoa gây mê hồi sức.

Chức năng và nhiệm vụ của khoa gây mê hồi sức

Theo quy định trong thông tư 13/2012/TT-BYT, tại khoản 1 Điều 7, quy định về chức năng của khoa gây mê hồi sức như dưới đây:

Chức năng

Khoa gây mê và hồi sức là khoa lâm sàng, có vai trò trong việc thực hiện gây mê và hồi sức cho bệnh nhân, trước trong và sau cuộc phẫu thuật. Thêm vào đó là thực hiện một số thủ thuật theo đúng với chuyên môn kỹ thuật được cho phép, đề cập trong thông tư này.

Nhiệm vụ

  • Thực hiện quá trình gây mê và hồi sức, đã được người có thẩm quyền trong khoa phê duyệt.
  • Tham gia đào tạo, chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực gây mê hồi sức.
  • Quản lý kinh tế y tế trong đơn vị phân công.
  • Tham gia thực hiện các nhiệm vụ khác nếu được người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh phân công.

Chiếu theo quy định được đề cập trong thông tư trên, thì khoa gây mê hồi sức là khoa lâm sàng, có nhiệm vụ thực hiện các thủ thuật gây mê hồi sức trước, trong và sau phẫu thuật cho người bệnh.

Gây mê hồi sức 01
Khoa gây mê hồi sức là khoa lâm sàng

Khoa gây mê hồi sức gồm những bộ phận nào?

Thông tư 13/2012/TT-BYT, quy định tại điều 4 về cơ cấu tổ chức của khoa gây mê hồi sức như sau:

  • Khoa gây mê và hồi sức gồm các bộ phận cấu thành như sau: Hành chính, khám trước gây mê, phẫu thuật, hồi tỉnh, hồi sức ngoại khoa, chống đau.
  • Các bệnh viện trong tiêu chuẩn hạng đặc biệt, hạng I phải tổ chức đầy đủ bộ phận khoa gây mê và hồi sức theo quy định tại Khoản 1 của Điều 4.
  • Bệnh viện hạng II bắt buộc phải tổ chức khoa gây mê hồi sức tối thiểu gồm 4 bộ phận là hành chính, phẫu thuật, hồi tỉnh và hồi sức ngoại khoa.
  • Bệnh viện hạng III, hạng IV hoặc chưa phân hạng, phải bố trí tối thiểu hai bộ phận là phẫu thuật và hồi tỉnh (nếu chưa có khoa gây mê hồi sức) và trực thuộc một khoa lâm sàng thực hiện các cuộc phẫu thuật hoặc thủ thuật.
  • Các cơ sở khám chữa bệnh khác nếu không thuộc quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều này, nếu được cấp phép thực hiện các cuộc phẫu thuật và thủ thuật, thì phải đảm bảo hoạt động gây mê hồi sức theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật.

Như vậy, theo quy định hiện hành của pháp luật, cơ cấu tổ chức của khoa gây mê hồi sức gồm các bộ phận khám tiền mê, phẫu thuật, hồi tỉnh, hành chính và hồi sức ngoại khoa.

Gây mê hồi sức 02
Bệnh viện hạng I trở lên phải tổ chức đầy đủ bộ phận khoa gây mê hồi sức theo quy định

Quy định về nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa gây mê hồi sức

Theo thông tư 13/2012/TT-BYT, tại Điều 8 có ghi rõ quy định về nhiệm vụ của từng bộ phận trong khoa gây mê hồi sức như dưới đây:

Hành chính

  • Theo dõi, tổng hợp, thống kê và báo cáo về các thông tin, số liệu trong hoạt động chuyên môn.
  • Theo dõi, tổng hợp, thống kê và báo cáo về tình hình cấp phát thuốc và hóa chất, sử dụng trang thiết bị và vật tư tiêu hao.
  • Theo dõi nguồn nhân lực và các công tác giấy tờ hành chính khác tại khoa.

Khám trước gây mê

  • Thực hiện thăm khám trước gây mê, giúp đánh giá sức khỏe người bệnh trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật.
  • Thăm khám trước khi gây mê do chính bác sĩ gây mê hồi sức thực hiện tại phòng khám trước gây mê hoặc tại khu tiến hành phẫu thuật hoặc tại khoa phòng có bệnh nhân cần được phẫu thuật, thủ thuật. Điều này phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở khám chữa bệnh và mức độ bệnh lý của người bệnh.
Gây mê hồi sức 03
Khám tiền mê giúp đánh giá sức khỏe người bệnh trước phẫu thuật

Phẫu thuật

  • Chuẩn bị đủ nguồn nhân lực và vật lực. Bao gồm đội ngũ nhân viên y tế, thuốc và vật tư tiêu hao, bàn phẫu thuật và trang thiết bị, để sẵn sàng thực hiện ca phẫu thuật hoặc thủ thuật cho người bệnh.
  • Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Đánh giá tình trạng người bệnh và các điều kiện chuẩn bị cần thiết, việc này nhằm đảm bảo đúng người bệnh, đúng vị trí giải phẫu cần được phẫu thuật.

Hồi tỉnh

  • Tiếp nhận, kiểm tra và đánh giá tình trạng của người bệnh sau phẫu thuật.
  • Xử trí, chăm sóc và điều trị giúp người bệnh mau chóng hồi tỉnh và khỏe mạnh.

Hồi sức ngoại khoa

  • Tiếp nhận bệnh nhân từ bộ phận hồi tỉnh hoặc chuyển tiếp từ các khoa phòng khác đến.
  • Theo dõi, đánh giá, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.
  • Đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh, nhằm quyết định chuyển về các khoa phòng lâm sàng (hoặc bộ phận khác) hoặc cho chuyển viện, xuất viện.

Chống đau

  • Tiến hành thăm khám, đánh giá, tư vấn và xử trí chống đau trên bệnh nhân trước và sau phẫu thuật hoặc các trường hợp đau cấp và mạn tính khác.

Bên cạnh 6 nhiệm vụ theo quy định rõ trong thông tư được đề cập bên trên, khoa gây mê hồi sức phải hỗ trợ và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo phân công của trưởng khoa.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của bộ phận gây mê hồi sức, được quy định rất rõ trong thông tư 13/2012/TT-BYT. Mời bạn đọc tìm kiếm thông tư 13/2012/TT-BYT để tìm hiểu rõ ràng và chi tiết hơn về hướng dẫn công tác gây mê hồi sức.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Gây mêhôn mê