Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Có cần thiết phải tiêm phế cầu cho trẻ không? Có phản ứng phụ sau tiêm không?

Ngày 31/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Vi khuẩn phế cầu là loại vi khuẩn cư trú tại khu vực mũi, họng của người bệnh và sẽ xâm nhập vào phổi và máu khi có cơ hội. Từ đó chúng gây ra các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng ngừa vi khuẩn phế cầu. Vậy có cần thiết phải tiêm phế cầu cho trẻ không? Và có xuất hiện phản ứng phụ sau tiêm không?

Ngoài các mũi tiêm chủng thiết yếu như lao, viêm gan B, ho gà, bạch hầu, uốn ván, phụ huynh cũng nên cân nhắc tiêm phế cầu cho trẻ để bảo vệ sức khỏe của con mình một cách toàn diện. Vậy vắc xin ngừa phế cầu khuẩn là gì? Có cần thiết phải tiêm phế cầu cho trẻ không?

Vi khuẩn phế cầu

Vi khuẩn phế cầu (phế cầu khuẩn) là loại vi khuẩn có tên khoa học Pneumococcus. Chúng có thể tấn công và gây bệnh ở mọi lứa tuổi và khắp nơi trên thế giới. Thông thường phế cầu khuẩn sẽ cư trú trong mũi họng và gây bệnh khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.

Có cần thiết phải tiêm phế cầu cho trẻ không? Có xuất hiện phản ứng phụ sau tiêm không? 1
Vi khuẩn phế cầu (phế cầu khuẩn)

Loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh khi chúng tiến vào phổi, máu hay não. Vi khuẩn phế cầu lây qua đường hô hấp và phát tán nhanh chóng trong cộng đồng nên trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng yếu nếu chưa được tiêm phòng vắc xin sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm phế cầu khuẩn.

Bệnh là tác nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm màng não,... Đặc biệt vi khuẩn phế cầu làm gia tăng khả năng tử vong do nhiễm khuẩn huyết ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ không được tiêm phòng đầy đủ hoặc không điều trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ cao mắc phải một số di chứng như điếc, mù, trí tuệ chậm phát triển.

Vắc xin phế cầu

Vắc xin phòng phế cầu khuẩn thường chứa các kháng nguyên hoặc protein bề mặt của vi khuẩn phế cầu. Chúng được sản xuất và đưa vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể chống lại vi khuẩn phế cầu. Hiện ở Việt Nam có 2 loại vắc xin được áp dụng tiêm chủng rộng rãi là: Synflorix (PCV10) và Prevenar 13.

Vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix (Bỉ)

Vắc xin Synflorix (PCV10) có nguồn gốc nghiên cứu và phát triển ở Bỉ. Synflorix có khả năng phòng ngừa 10 chủng phổ biến nhất của vi khuẩn phế cầu. Vắc xin được chỉ định cho trẻ trong giai đoạn từ 2 tháng tuổi trở lên và trước sinh nhật lần thứ 6.

Có cần thiết phải tiêm phế cầu cho trẻ không? Có xuất hiện phản ứng phụ sau tiêm không? 3
Vắc xin Synflorix (PCV10) giúp phòng ngừa 10 chủng loại phế cầu khuẩn

Các mẹ cần lưu ý nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm phòng uy tín để tiêm phòng cho trẻ. Ngoài ra khi tiêm vắc xin Synflorix cho trẻ, các mẹ cũng nên quan sát vị trí tiêm bắp ở mặt trước - bên đùi của trẻ nhỏ hoặc ở cơ delta cánh tay của trẻ lớn. Tuyệt đối không được tiêm vào tĩnh mạch trong da.

Vắc xin phế cầu khuẩn Prevenar 13 (Bỉ)

Vắc xin Prevenar 13 được nghiên cứu, phát triển bởi tập đoàn chuyên về dược phẩm và chế phẩm sinh học - Pfizer (Mỹ) và được sản xuất tại Bỉ. Prevenar 13 có thể phòng ngừa 13 chủng phế cầu khuẩn đồng thời tạo được miễn dịch chéo không đặc hiệu với Covid 19. Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và cả người lớn.

Có cần thiết phải tiêm phế cầu cho trẻ không? Có xuất hiện phản ứng phụ sau tiêm không? 4
Vắc xin Prevenar 13 có thể tạo được miễn dịch chéo không đặc hiệu với Covid 19

Vắc xin Prevenar 13 được chỉ định tiêm vào vùng bắp hoặc vùng cơ delta của trẻ với liều 0,5ml. Trong những trường hợp bất khả kháng, bác sĩ có thể chỉ định chuyển đổi vắc xin Synflorix và Prevenar 13 vào bất cứ thời điểm nào trong lịch trình tiêm.

Có cần thiết phải tiêm phế cầu cho trẻ không?

Các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

  • Viêm phổi do phế cầu khuẩn đã khiến khoảng một triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm. Đồng nghĩa với việc, trung bình cứ 20 giây lại có một trẻ tử vong.
  • Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra 80% trường hợp bệnh viêm màng não ở trẻ em dưới 5 tuổi. Mặc dù tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn là 70% nhưng có đến 5 - 15% bệnh nhi tử vong dù được điều trị tích cực.
  • Trẻ em bị nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn có tỷ lệ tử vong lên tới 20%. Bệnh tiến triển nhanh, nguy hiểm và khó điều trị.

Chính vì vậy tiêm phế cầu cho trẻ là cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi sự nguy hiểm của các bệnh mà phế cầu khuẩn gây ra. Vì trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do hệ miễn dịch chưa được phát triển đầy đủ.

Có xuất hiện phản ứng phụ sau tiêm phế cầu cho trẻ không?

Việc tiêm phòng phế cầu khuẩn cho trẻ đã được chứng minh là an toàn và mang lại hiệu quả cao. Cần tiêm phế cầu cho trẻ ngay khi được 6 tuần tuổi để năng cao khả năng phòng chống bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Sau khi tiêm chủng, cha mẹ nên theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bé để nhanh chóng xử lý các tình huống sốc phản vệ hoặc có tác dụng phụ.

Có cần thiết phải tiêm phế cầu cho trẻ không? Có xuất hiện phản ứng phụ sau tiêm không? 5
Tiêm phế cầu cho trẻ có thể xuất hiện các phản ứng như sốt nhẹ hậu tiêm chủng

Trẻ sau tiêm vắc xin phế cầu khuẩn có thể xuất hiện các phản ứng như sốt nhẹ dưới 38 độ, đau hoặc sưng ở chỗ tiêm, phát ban đỏ,... Tuy nhiên, những phản ứng này được nhận định là không nghiêm trọng lắm và thường tự khỏi trong vòng 1 - 7 ngày.

Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã nhận thấy việc tiêm phế cầu cho trẻ là rất cần thiết, đặc biệt đối với trẻ dưới 5 tuổi. Đồng thời tiến hành theo dõi sau tiêm để phát hiện và điều trị kịp thời các tác dụng phụ mà trẻ gặp phải. Nhà thuốc Long Châu chúc các bé và gia đình luôn mạnh khỏe.

Xem thêm:

Tiêm vacxin phế cầu bao lâu thì có tác dụng?

Nên tiêm phế cầu 10 hay 13 cho trẻ?

Trẻ tiêm phế cầu có bị viêm phổi không?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm