Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Niềng răng cho trẻ em ngày càng phổ biến nhưng liệu bạn đã biết độ tuổi nào phù hợp niềng răng nhất chưa? Làm sao để biết niềng răng có phải là lựa chọn đúng đắn cho con bạn hay không và có nên niềng răng cho trẻ 9 tuổi? Theo dõi bài viết để được giải đáp những thắc mắc trên.
Nhiều cha mẹ cho rằng niềng răng cho con càng sớm thì càng nhanh chóng có hàm răng đều đẹp. Vậy nên bắt đầu niềng răng cho trẻ từ độ tuổi nào? Niềng răng cho trẻ 9 tuổi có sớm quá không?
Để xác định xem trẻ đã đủ điều kiện để niềng răng hay chưa, các bác sĩ chỉnh nha cần xem xét tùy thuộc vào tình huống răng của mỗi trẻ trước khi bắt đầu điều trị. Thông thường, trẻ em từ 9 đến 14 tuổi có thể niềng răng.
Hầu hết các nha sĩ đều đưa ra lời khuyên cho cha mẹ nên đưa trẻ nên đến gặp bác sĩ chỉnh nha sớm nhất là 7 tuổi. Tuy nhiên, điều trị chỉnh nha thường không được áp dụng cho đến khi trẻ được ít nhất 12 tuổi hoặc đã thay hoàn toàn răng sữa.
Vậy niềng răng cho trẻ 9 tuổi có thực hiện được không? Việc niềng răng cho trẻ 9 tuổi được hay không còn phụ thuộc vào việc trẻ đã thay hết răng sữa chưa. Nếu trẻ chưa thay hết răng sữa, việc niềng răng không thể thực hiện được. Nhưng nếu trẻ đã thay hết thì nha sĩ có thể đưa ra kế hoạch niềng răng cho trẻ 9 tuổi phù hợp.
Nhìn chung, các phương pháp niềng răng dành cho trẻ 9 tuổi nói riêng và trẻ em nói chung cũng tương tự như các loại niềng răng dành cho người lớn. Tuy nhiên, các phương pháp niềng này một số có những tính năng đặc biệt dành cho trẻ em. Trong mọi trường hợp, các loại niềng răng phổ biến dành cho trẻ em bao gồm:
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là phương pháp điều trị chỉnh nha tiêu chuẩn cho trẻ em. Đây cũng thường là sự lựa chọn ít tốn kém nhất hiện nay với những gia đình có điều kiện kinh tế vừa phải.
Bác sĩ chỉnh nha sẽ gắn một giá đỡ vào mỗi chiếc răng và một dây kim loại sẽ kết nối chúng lại với nhau. Sau đó, họ sẽ siết chặt dây cung ở những vị trí cụ thể với những điều chỉnh tiêu chuẩn để đưa răng vào đúng vị trí. Hiện nay, niềng răng kim loại vẫn là lựa chọn hàng đầu dành cho trẻ em về chất lượng niềng răng cùng giá thành phù hợp.
Niềng răng mắc cài sứ hoạt động tương tự như niềng răng bằng kim loại, tuy nhiên chất liệu được sử dụng không phải bằng kim loại khiến chúng khó được quan sát hơn. Các mắc cài trong suốt được làm bằng vật liệu có màu giống răng nên nhìn thẩm mỹ hơn. Dây cung vẫn là kim loại, mặc dù nó có thể có lớp vỏ bọc tương tự màu của răng.
Niềng răng mắc cài sứ sử dụng các vật liệu có giá thành đắt hơn so với niềng răng kim loại. Tuy nhiên, đây có thể là một lựa chọn tốt hơn cho những đứa trẻ rất ý thức về việc điều trị chỉnh nha hay cảm thấy ngại khi đeo mắc cài kim loại.
Những loại niềng răng này sử dụng mắc cài và dây kim loại nhưng nha sĩ sẽ đặt chúng phía sau răng, gần lưỡi. Với phương pháp niềng răng này khiến việc phát hiện trẻ đang đeo niềng răng rất khó. Một ưu điểm khác là bất kỳ vết ố nào xuất hiện do vệ sinh răng miệng kém sẽ được che đi ở mặt sau của răng.
Trong mọi trường hợp, việc điều trị bằng niềng răng mặt trong thường mất nhiều thời gian hơn so với niềng răng mặt trước. Chúng cũng thường là sự lựa chọn khá tốn kém và không phù hợp với trẻ có hàm răng nhỏ.
Niềng răng Invisalign có thể được áp dụng cho trẻ nếu chúng đã thay răng sữa. Niềng răng trong suốt là phương pháp niềng hiện đại nhất cho đến thời điểm này. Bác sĩ sẽ đo răng bằng thiết bị tiên tiến và đưa đến phòng lab để chế tác khay niềng phù hợp. Niềng răng trong suốt có hiệu quả cao, thẩm mỹ và ít tốn thời gian hơn so với các phương pháp niềng khác. Chính vì vậy chúng cũng có giá thành rất cao, cha mẹ có thể cân nhắc khi muốn lựa chọn phương pháp này cho con.
Nhiều bậc cha mẹ lo lắng niềng răng sẽ gây đau đớn cho con, nhất là khi cha mẹ muốn niềng răng cho con từ sớm. Mặc dù đúng là niềng răng gây khó chịu nhưng cảm giác khó chịu đó có thể chấp nhận được và nó sẽ giảm dần hoặc trẻ quen dần với điều đó.
Khi bác sĩ tiến hành siết dây cung hoặc chuyển sang bộ khay niềng trong suốt mới, trẻ có thể cảm thấy đau nhẹ. Bác sĩ có thể sẽ kê một loại thuốc giảm đau không kê đơn để xoa dịu sự khó chịu của con. Cha mẹ cũng nên lưu ý thực đơn ăn uống của con trong những ngày này. Nếu con niềng răng trong suốt thì không cần thay đổi chế độ ăn uống. Nếu niềng răng mắc cài, cha mẹ cần tránh những thực phẩm cứng và dính trong suốt thời gian điều trị.
Nhìn chung trong suốt quá trình niềng răng, chắc chắn con sẽ phải chịu đựng một vài thời điểm răng đau nhức. Bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cho cha mẹ thật kỹ về điều này và đưa ra những lời khuyên phù hợp giúp giảm thiểu cơn đau cho trẻ. Đặc biệt, để hạn chế những nguy cơ mắc bệnh răng miệng khi niềng răng, việc chăm sóc răng cũng rất quan trọng.
Nếu con bạn đang niềng răng thì việc chăm sóc răng miệng cho trẻ sẽ không thay đổi quá nhiều. Con có thể phải đến nha sĩ thường xuyên hơn và đánh răng thêm một hoặc hai lần mỗi ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết cách chải răng và dùng chỉ nha khoa khi niềng răng, bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn trẻ và cha mẹ sau khi tiến hành niềng răng.
Thời gian điều trị chỉnh nha của con bạn sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp và phương pháp điều trị mà bạn lựa chọn cho con. Một số trẻ chỉ cần đeo niềng trong vài tháng nhưng cũng có trẻ phải đeo niềng răng trong hơn 1 năm hoặc 2 - 3 năm. Tuy nhiên, trẻ em thường có thời gian niềng răng nhanh hơn so với người lớn bởi hàm của trẻ vẫn đang trong quá trình hình thành nên răng của trẻ di chuyển nhanh hơn răng người lớn.
Cha mẹ nên lưu ý rằng ngay cả sau khi điều trị, con bạn vẫn cần phải đeo hàm duy trì, tránh cho răng bị chạy và ảnh hưởng đến kết quả niềng răng. Nếu con bạn còn nhỏ, bạn có thể cần phải nhắc nhở chúng về điều này.
Như vậy, có niềng răng cho trẻ 9 tuổi được không cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là trẻ phải thay hết răng sữa. Cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn lộ trình niềng răng phù hợp nhất với con.
Xem thêm: Niềng răng bao lâu tái khám? Tầm quan trọng của việc tái khám khi niềng răng
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.