Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Có nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh không? Vì sao?

Ngày 03/06/2024
Kích thước chữ

Nhiều bà nội trợ có thói quen rửa trứng trước khi bảo quản. Nhưng nhiều thông tin lại cho rằng không nên làm như vậy. Vậy có nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh không? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau nhé!

Trứng là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của mỗi gia đình. Tuy nhiên, “Có nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh không?” lại là thắc mắc của rất nhiều bà nội trợ. Có người khuyên nên rửa sạch rồi mới cất trứng vào tủ lạnh để tránh trứng bị dính phân, bụi bẩn. Trong khi đó, nhiều người lại cho rằng rửa trứng sẽ làm mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên. Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!

Có nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh không?

Khác với những loại thực phẩm khác, trứng có thời gian bảo quản tương đối lâu. Do đó, nhiều người có thói quen mua trứng với số lượng lớn và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.

Vậy có nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng ngay từ khi mới đẻ đã tồn tại một lớp phấn hồng mỏng bao bọc lấy phần vỏ của trứng. Điều này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, làm tăng tỷ lệ nở của trứng. Tuy nhiên, do lớp sáp này chỉ có thể bảo vệ trứng ở bên trong chứ không thể loại bỏ được vi khuẩn và bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, trứng được mua về thường bám vi khuẩn từ phân gia cầm, trấu, bụi bẩn trong quá trình vận chuyển,...

Để giải đáp cho thắc mắc: “Có nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh không?”, các chuyên gia đã khẳng định rằng, bạn nên rửa sạch trứng bằng nước muối nhạt hoặc nước sạch rồi lau khô trước khi bảo quản trong tủ lạnh. Thói quen này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt vỏ trứng. Nhờ đó, làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm chéo cho các loại thực phẩm khác trong tủ lạnh, giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Trong trường hợp trứng đã được khử trùng, vệ sinh sẵn, bạn có thể đặt luôn trứng vào tủ lạnh mà không cần rửa lại.

Có nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh không? Vì sao? 1
Có nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh không là thắc mắc của nhiều người

Bảo quản trứng trong tủ lạnh sao cho đúng cách?

Bên cạnh thắc mắc: “Có nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh không?”, bạn cũng cần nắm được những nguyên tắc quan trọng khi bảo quản trứng trong tủ lạnh. Cụ thể:

Định hình trứng

Để trứng luôn được tươi mới, bạn cần giữ lòng đỏ trứng ở vị trí trung tâm, tránh trứng bị nghiêng khiến cho lòng đỏ chạm vào vỏ. Cách định hình trứng đúng cách nhất là đặt trứng dựng đứng trên khay sao cho phần đầu to hướng lên trên còn đầu nhỏ hướng xuống dưới.

Không để trứng ở cửa tủ lạnh

Thông thường, hầu hết các loại tủ lạnh đều trang bị thêm khay đựng trứng ở cửa tủ. Tuy nhiên, nhiệt độ ở vị trí này lại không ổn định và mát mẻ bằng phía bên trong. Trong quá trình sử dụng, người dùng cũng thường kéo ra, kéo vào thường xuyên, khiến cho nhiệt độ bị thay đổi đột ngột. Do đó, bạn nên đặt trứng gà vào hộp carton hoặc hộp nhựa, đậy kín nắp. Sau đó, cất trứng vào trong ngăn tủ lạnh nơi có nhiệt độ ổn định để tránh trứng bị hỏng.

 Có nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh không? Vì sao? 2
Bạn nên đựng trứng trong hộp kín và để vào ngăn mát tủ lạnh 

Không để cùng các thực phẩm có mùi

Vỏ trứng rất mỏng nên có khả năng thấm mùi. Điều này sẽ làm thay đổi mùi vị của trứng. Đồng thời, tiếp xúc với thực phẩm có mùi còn khiến trứng nhanh hỏng hơn. Vì vậy, bạn không nên bảo quản trứng cùng các loại thực phẩm có mùi mạnh như: Hành tây, cá, thảo mộc,...

Thời gian bảo quản trứng trong tủ lạnh

Nhiệt độ mát mẻ trong tủ lạnh giúp trứng kéo dài tuổi thọ nhưng không có nghĩa là trứng có thể bảo quản mãi mãi. Do đó, ngay cả khi trứng được bảo quản trong tủ lạnh, bạn vẫn cần sử dụng càng sớm càng tốt. Vậy trứng để tủ lạnh được bao lâu? Thời gian bảo quản trứng tốt nhất là dưới 30 ngày. Vì vậy, bạn nên dùng trước trong khoảng 3 tuần trở lại.

Hơn nữa, khi có nhu cầu sử dụng, bạn chỉ lấy ra một lượng trứng cần thiết, tuyệt đối không bê cả khay trứng ra ngoài. Nhờ đó, hạn chế được tình trạng trứng bị hạ nhiệt độ đột ngột. Ngoài ra, khi lấy trứng ra khỏi tủ lạnh, bạn hãy dùng ngay trong vòng 2 giờ đồng hồ nhé!

Có nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh không? Vì sao?  3
Trứng nên được sử dụng trong vòng 3 tuần 

Mẹo kéo dài thời gian bảo quản trứng

Bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ để kéo dài thời gian bảo quản trứng như sau:

Dùng dầu thực vật

Nếu lượng trứng mua về quá nhiều, bạn hãy rửa sạch trứng, lau khô rồi thoa một lớp dầu thực vật như: Dầu hướng dương, dầu cải, dầu vừng,… lên trứng. Điều này giúp trứng bảo quản được đến 36 ngày. Trứng được bảo quản tốt nhất trong nhiệt độ khoảng 25 - 32 độ C.

Bảo quản bằng muối

Muối có tác dụng khử trùng rất tốt, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Do đó, việc sử dụng thêm muối khi bảo quản trứng trong tủ lạnh sẽ giúp trứng giữ được độ tươi ngon từ 2 tháng trở lên. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị một chiếc hộp sạch sẽ, có nắp đậy.
  • Bước 2: Rửa sạch trứng và lau khô bằng khăn mềm.
  • Bước 3: Rải một lớp muối xuống dưới đáy thùng và cho trứng lên trên, sao cho một lớp muối tương đương với một lớp trứng.
  • Bước 4: Chèn chặt sao cho không để lại khoảng trống giữa các quả trứng.
  • Bước 5: Đậy kín nắp thùng để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
Có nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh không? Vì sao? 4
Bạn có thể bảo quản trứng bằng muối để kéo dài tuổi thọ của trứng 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Có nên rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh không?”. Hãy áp dụng ngay để bảo quản đồ ăn được tươi ngon, bảo đảm sức khỏe cho cả gia đình nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin