Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Có nên tiêm viêm màng não mô cầu BC không?

Ngày 15/07/2022
Kích thước chữ

Nhiều người băn khoăn có nên tiêm viêm màng não mô cầu BC không vì lo lắng tác dụng phụ. Và đây là câu trả lời chính xác, đầy đủ nhất từ các chuyên gia.

Viêm màng não mô cầu nói chung và viêm màng não mô cầu BC nói riêng là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây ra bởi vi khuẩn Neisseria meningitidis. Vi khuẩn gây viêm màng não mô cầu BC là chủng B và C (3 trong 3 chủng thường gặp nhất ở nước ta). Vắc xin viêm màng não mô cầu BC được cho là có thể mang đến hiệu quả phòng bệnh đến 90%. Nhưng nhiều người vì lo ngại tác dụng phụ vẫn băn khoăn có nên tiêm viêm màng não mô cầu BC không. Và đây là câu trả lời chính xác. 

Vắc xin viêm màng não mô cầu BC là gì?

Vắc xin viêm màng não mô cầu BC được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là vắc xin VA-Mengoc-BC. Đây là loại vắc xin do Finlay Institute (Cuba) nghiên cứu sản xuất và được Việt Nam nhập khẩu. Hiện loại vắc xin này không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Người dân muốn tiêm phòng có thể đến các phòng tiêm chủng hoặc trung tâm tiêm chủng dịch vụ. 

VA-Mengoc-BC có tác dụng tạo miễn dịch chủ động, phòng bệnh viêm màng não mô cầu gây ra bởi vi khuẩn Neisseria meningitidis chủng B và C. Đối tượng được sử dụng loại vắc xin này là trẻ em từ đủ 6 tháng tuổi đến người trưởng thành 45 tuổi. 

có nên tiêm viêm màng não mô cầu bc không 1 Vắc xin VA-Mengoc-BC do Cuba sản xuất

Có nên tiêm viêm màng não mô cầu BC không?

Với băn khoăn có nên tiêm viêm màng não mô cầu BC không của nhiều người, câu trả lời của các chuyên gia là có. Có nhiều lý do khiến chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng loại vắc xin này. Cụ thể là:

Đây là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm

Viêm màng não mô cầu BC là một bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm. Bệnh mang theo những triệu chứng nặng và biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong và gặp di chứng vĩnh viễn khi mắc căn bệnh này rất cao. Những di chứng mà người bệnh gặp phải có thể theo họ suốt đời như liệt nửa người, sa sút trí tuệ, điếc hoặc mù…

  • 75% người mắc phải căn bệnh này xuất hiện các nốt tử ban lớn trên cơ thể rồi chuyển biến thành hoại tử toàn thân. 
  • Bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện vẫn có tỷ lệ tử vong lên đến 10%. 
  • Bệnh nhân nếu chỉ được điều trị sau 3 ngày bệnh khởi phát, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 28%. 
  • Tỷ lệ bệnh nhân gặp các di chứng vĩnh viễn về thị giác, thính giác, hệ thần kinh có thể lên đến 20%.
  • Thậm chí đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có tỷ lệ tử vong xếp thứ 6 ở nước ta.
có nên tiêm viêm màng não mô cầu bc không 2 Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm màng não mô cầu BC

Bệnh lây lan nhanh và dễ

Bệnh viêm màng não mô cầu BC lây lan dễ dàng và nhanh chóng qua đường hô hấp. Những người không may tiết xúc với dịch tiết hô hấp của người bệnh đều có nguy cơ bị mắc bệnh. Biểu hiện ban đầu của bệnh có thể chỉ là sốt nhẹ nhưng diễn tiến rất nhanh và có thể gây biến chứng nguy hiểm hoặc tử vong trong vòng 24 giờ. 

Đặc biệt, bệnh dễ gây thành ổ dịch trong cộng đồng. Viêm màng não mô cầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe một cá nhân, một gia đình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Hiệu quả vắc xin phòng bệnh lên đến 90%

Việc băn khoăn có nên tiêm viêm màng não mô cầu BC không sẽ là dư thừa nếu bạn biết rằng hiệu quả phòng bệnh của vắc xin có thể lên đến 90%. Khi được tiêm phòng vắc xin viêm màng não mô cầu BC đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh giảm đi đáng kể. Nếu không may mắc bệnh, những người được tiêm phòng cũng sẽ có triệu chứng nhẹ hơn, giảm đáng kể nguy cơ biến chứng, tử vong và di chứng.

Giá vắc xin hợp lý

Giá 1 mũi tiêm viêm màng não mô cầu BC dao động từ 250.000 VNĐ - 350.000 VNĐ. Mỗi người cần được tiêm đủ 2 mũi để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Như vậy, tổng chi phí để tiêm phòng đầy đủ với vắc xin VA-Mengoc-BC khoảng từ 500.000 VNĐ - 700.000 VNĐ.

Chi phí thực tế còn phụ thuộc vào từng thời điểm và bảng giá của từng trung tâm tiêm chùng. So với giá vắc xin viêm não mô cầu Menactra phòng bệnh do vi khuẩn não mô cầu chủng A, C, Y, W-135 gây ra (từ 1 đến 3 triệu), mức giá này vẫn khá “mềm” và phù hợp với số đông người Việt.

có nên tiêm viêm màng não mô cầu bc không 3 Tiêm đủ 2 liều để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất

Những lưu ý khi tiêm viêm màng não mô cầu BC

Ai không nên tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu BC?

Có nên tiêm viêm màng não mô cầu BC không? Lời khuyên của các chuyên gia là có. Nhưng vẫn có những đối tượng thuộc diện không nên tiêm. Cụ thể gồm:

  • Người có bất kỳ biểu hiện dị ứng nào với các thành phần của vắc xin.
  • Người bị phản ứng nặng với vắc xin khi tiê mũi đầu tiên không nên tiêm mũi thứ 2.
  • Người đang bị sốt hoặc đang bị nhiễm khuẩn cấp tính.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người đang mắc bệnh nặng và đang điều trị bệnh nặng.

Lịch tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu BC

Vậy lịch tiêm viêm màng não mô cầu BC như thế nào? Vắc xin viêm màng não mô cầu BC cần được tiêm đầy đủ 2 mũi. Mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất từ 6 - 8 tuần. Trẻ em từ tròn 6 tháng tuổi là có thể bắt đầu tiêm mũi đầu tiên.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, không có quy định khoảng cách tối đa giữa 2 mũi tiêm. Nếu vì lý do nào đó chúng ta không thể tiêm phòng đúng lịch vẫn có thể lùi lịch tiêm. Nhưng tốt nhất bạn nên thu xếp tiêm sớm nhất để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu.

có nên tiêm viêm màng não mô cầu bc không 4 Chỉ có 3% người tiêm có phản ứng sốt nhẹ sau tiêm

Vắc xin VA-Mengoc-BC đã được thử nghiệm và chứng minh an toàn. Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin có thể lên đến 90%. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, mỗi chúng ta nên chủ động tiêm ngừa sớm nhất có thể. 

Nhiều người băn khoăn có nên tiêm viêm màng não mô cầu BC không vì lo ngại tác dụng phụ. Nhưng thực tế ghi nhận tỷ lệ người tiêm gặp tác dụng phụ chỉ chiếm từ 5% - 10%. Chỉ có khoảng 3% người tiêm ghi nhận triệu chứng sốt nhẹ. Những triệu chứng tác dụng phụ sẽ tự biến mất sau 72 giờ. 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin