Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nho là một loại trái cây có chứa melatonin tự nhiên, một chất hóa học có tác dụng gây buồn ngủ. Vì vậy, ăn nho tốt cho giấc ngủ của bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ tại sao nho có thể giúp ngủ ngon và thời điểm thích hợp ăn nho để cải thiện giấc ngủ.
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự cân bằng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người phải đối mặt với khó khăn trong việc thư giãn và có một giấc ngủ đủ và sâu do thiếu melatonin. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện điều này bằng cách bổ sung các thực phẩm có melatonin như nho. Nho không chỉ là loại trái cây ngon miệng mà còn giúp thúc đẩy giấc ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ do có chứa melatonin. Hãy cùng bài viết tìm hiểu chi tiết hơn “Tại sao ăn nho tốt cho giấc ngủ?” và những thông tin hữu ích khác
Ăn nho tốt cho giấc ngủ là lời khuyên nhiều người nhận được. Vậy lí do cho điều này là gì?
Nho là một loại trái cây giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Các thành phần này không chỉ có lợi cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp cải thiện giấc ngủ của bạn. Sở dĩ, nho có thể giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ là do nho có chứa melatonin - chất giúp điều chỉnh nhịp sinh học và giấc ngủ của bạn.
Bên cạnh đó, nho cũng là nguồn cung cấp tryptophan dồi dào. Tryptophan là một loại axit amin thiết yếu, giúp bạn rút ngắn thời gian đi vào giấc ngủ do tryptophan giúp cơ thể sản sinh ra melatonin.
Ngoài ra, nho còn cung cấp folate, hay còn được biết đến với tên gọi là vitamin B9. Loại vitamin này thường bị thiếu hụt ở những người bị chứng mất ngủ và rối loạn giấc ngủ, do đó, việc bổ sung folate bằng cách ăn nho có thể trực tiếp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Vì vậy, nếu bạn đang gặp các vấn đề về giấc ngủ có thể bổ sung nho vào chế độ ăn hàng ngày.
Nho không chỉ là một loại trái cây thơm ngon với hương vị hấp dẫn mà còn là một nguồn dồi dào chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Nho giúp bạn cải thiện, nâng cao sức khỏe và phòng chống một số tác nhân gây hại.
Ngoài những lợi ích trong việc cải thiện giấc ngủ, nho còn đem lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:
Với những lợi ích này, thêm nho vào chế độ ăn uống hàng ngày là một cách dễ dàng để duy trì và phòng chống một số tác nhân gây hại cho sức khỏe.
Ăn nho tốt cho giấc ngủ nhưng ăn nho vào thời điểm nào là thích hợp nhất?
Trên thực tế, không có thời điểm nào là tốt nhất để ăn nho. Bạn có thể ăn nho vào bất kỳ thời gian nào nếu bạn muốn. Nếu bạn muốn nhanh cảm thấy buồn ngủ và chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn, bạn có thể ăn nho trước khi bạn đi ngủ. Melatonin chứa trong nho sẽ giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn và hàm lượng chất xơ của chúng hỗ trợ tiêu hóa.
Lưu ý, nếu bạn bị dị ứng với nho thì nên cân nhắc thật kỹ vì có thể gây ra các ảnh hưởng, tác dụng phụ và phá hủy mục đích ban đầu.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn quá nhiều nho mỗi ngày. Vì ăn nho quá mức có thể dẫn đến tăng cân do hàm lượng đường cao, cũng như các tác dụng phụ như đầy hơi, đầy hơi, tiêu chảy và ợ chua do tính axit.
Như vậy, nho không chỉ là một loại trái cây ngon và nhiều dinh dưỡng mà còn có tác dụng tích cực đối với giấc ngủ của chúng ta. Với những lợi ích như cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm căng thẳng và lo lắng, ăn nho có thể là một phương pháp tự nhiên giúp bạn có giấc ngủ ngon và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Bạn nên tránh việc sử dụng các chất kích thích, caffeine,… trước khi ngủ vì có thể làm bạn khó ngủ hơn. Hoặc bạn không nên ăn quá no trước khi đi ngủ vì ăn quá no có thể khiến dạ dày khó chịu và làm gián đoạn giấc ngủ.
Mong rằng những giải đáp trên đã giúp bạn hiểu được vì sao ăn nho tốt cho giấc ngủ. Đừng quên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.