Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thải trừ thuốc chắc hẳn không còn là thuật ngữ xa lạ song thực tế cho thấy không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về thuật ngữ thải trừ thuốc.
Vậy thải trừ thuốc là gì? Quá trình thải trừ thuốc diễn ra thông qua các con đường nào? Ý nghĩa của quá trình thải trừ thuốc ra sao? Tất cả sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Thải trừ thuốc hay đào thải thuốc là quá trình các dược chất được loại bỏ khỏi cơ thể, dẫn đến sự giảm nồng độ thuốc trong cơ thể. Tất cả các loại thuốc sau khi đi vào cơ thể cuối cùng cũng sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua nhiều con đường khác nhau. Một số loại thuốc có thể được thải trừ đồng thời qua nhiều con đường khác nhau. Tuỳ thuộc vào cấu trúc hoá học, tính chất, dạng bào chế và đường dùng mà mỗi loại thuốc sẽ có những con đường đào thải thuốc chủ yếu.
Trên thực tế, phần lớn các loại thuốc đều được thải trừ nguyên vẹn ở dạng bào chế thuốc ban đầu song có một số loại thuốc trải qua quá trình chuyển hoá trước khi được bài tiết và đào thải ra ngoài cơ thể ở dạng sản phẩm chuyển hoá sinh học.
Thời gian đào thải thuốc ra khỏi cơ thể cũng phụ thuộc vào từng loại thuốc, dựa trên đặc điểm, nồng độ trong máu cũng như tốc độ chuyển hoá thành các sản phẩm đào thải dễ dàng hơn. Theo đó, các thuốc có kích thước nhỏ, tốc độ chuyển hoá nhanh sẽ có thời gian đào thải thuốc nhanh hơn so với các loại thuốc có kích thước lớn và tốc độ chuyển hoá chậm.
Bên cạnh đó, thời gian cơ thể đào thải thuốc ra khỏi cơ thể còn phụ thuộc vào chức năng của cơ quan chịu trách nhiệm đào thải thuốc. Các chuyên gia cho biết, thuốc duy trì nồng độ cao trong máu trong thời gian dài, độc tính của thuốc cũng sẽ cao hơn nếu có.
Như đã nêu trên, thuốc có thể được thải trừ ra khỏi cơ thể qua nhiều con đường khác nhau, trong đó chủ yếu là qua thận. Ngoài ra, một số con đường thải trừ thuốc có thể là đường tiêu hoá, đường hô hấp, qua mồ hôi, qua da, qua sữa mẹ hay qua nước mắt… Dưới đây là 4 con đường thải trừ thuốc phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:
Theo thống kê, có khoảng 20% huyết tương được lọc qua cầu thận vào dịch siêu lọc thận. Phần lớn nước và điện giải sau đó sẽ được tái hấp thu thụ động hoặc tích cực vào máu từ ống thận và không được bài tiết qua nước tiểu.
Ngược lại, các hợp chất phân cực như hầu hết các chất chuyển hoá của thuốc không thể khuếch tán trở lại tuần hoàn một cách dễ dàng sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự bài tiết thuốc qua thận thường có xu hướng giảm dần theo độ tuổi và độ thanh thải qua thận của một người ở tuổi 80 được coi là xấp xỉ ½ độ thanh thải qua thận của người 30 tuổi. Chính vì thế, các thuốc được chủ yếu đào thải qua thận có thể yêu cầu dùng ½ liều cho người bệnh cao tuổi để giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự đào thải thuốc qua thận có thể kể đến như:
Tất cả các loại thuốc không tan hoặc tan nhưng không có khả năng hấp thu khi dùng đường uống đều sẽ thải trừ ra ngoài cơ thể trực tiếp qua đường tiêu hoá. Tuy nhiên, có một số loại thuốc sau khi hấp thu sẽ được bài tiết qua các dịch của hệ tiêu hoá chẳng hạn như mật, nước bọt, dịch dạ dày…
Các thuốc thải trừ qua đường hô hấp bao gồm các thuốc được bào chế dưới dạng khí hoặc chất lỏng dễ bay hơi. Một số loại thuốc sau khi chuyển hoá cũng được thải trừ ra ngoài cơ thể thông qua các phế nang. Trong khi đó, một số loại thuốc lại được bài tiết thông qua dịch phế quản gây ảnh hưởng đến tính chất của dịch phế quản.
Lượng thuốc thải trừ qua sữa mẹ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chẳng hạn như tính chất của thuốc, liều lượng và đường đưa thuốc vào cơ thể mẹ, lượng sữa mà trẻ bú, thời gian và khoảng cách giữa các lần cho trẻ bú với thời điểm mẹ dùng thuốc, khả năng hấp thu và chuyển hóa thuốc của trẻ…
Sự hiểu biết về quá trình thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể cũng như các con đường đào thải thuốc ra khỏi cơ thể không chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp các bác sĩ lựa chọn và chỉ định thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân mà còn giúp ích trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về lý thuốc dược động học cho các dược sĩ lâm sàng.
Quá trình thải trừ thuốc cùng với quá trình sinh hoá chuyển hoá của thuốc sẽ là yếu tố quyết định đến liều lượng, số lần sử dụng thuốc trong ngày và thời gian sử dụng thuốc. Theo đó, việc chỉ định thuốc cho người bệnh cần phải đảm bảo giúp người bệnh đạt được hiệu quả trong điều trị và đảm bảo sự đào thải thuốc một cách an toàn ra khỏi cơ thể. Chẳng hạn như:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề thải trừ thuốc mà Nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến quý độc giả. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, độc giả sẽ hiểu hơn về quá trình đào thải thuốc, các con đường thải trừ thuốc và ý nghĩa của việc thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể. Cảm ơn quý độc giả đã luôn yêu thương và đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.