Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Thuốc gây độc tế bào: Cơ chế, tác dụng phụ và nguy cơ phơi nhiễm

Ngày 21/06/2024
Kích thước chữ

Thuốc gây độc tế bào là những loại thuốc có độc tính cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người bệnh và làm tăng nguy cơ phơi nhiễm cho nhân viên y tế. Vậy cơ chế tác động của thuốc gây độc tế bào là gì? Các nguy cơ phơi nhiễm của thuốc gây độc tế bào là gì?

Thuốc gây độc tế bào được sử dụng để làm tổn thương hoặc giết chết tế bào. Do đó, loại thuốc này có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người bệnh và gây phơi nhiễm cho người xung quanh. Chính vì thế, nhân viên y tế và bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp cũng như quy tắc an toàn khi sử dụng nhóm thuốc gây độc tế bào trong điều trị.

Tìm hiểu về thuốc gây độc tế bào

Thuốc gây độc tế bào (Cytotoxic drugs) có chứa các hoạt hoạt chất có tác dụng làm tổn thương, tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của tế bào. Do đó, thuốc gây độc tế bào được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ác tính như ung thư. Ngoài ra, thuốc cũng được dùng trong điều trị một số bệnh lý tự miễn như bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, vảy nến…

Khi đi vào cơ thể, thuốc sẽ tác động và gây độc lên các tế bào bất thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài, các hoạt chất độc trong thuốc có thể làm tổn thương hoặc tiêu diệt các tế bào khoẻ mạnh. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người bệnh và dẫn đến một số biến chứng sức khoẻ khác.

Bên cạnh đó, nhân viên y tế tiếp xúc với thuốc trong quá trình hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân có thể phơi nhiễm với thuốc độc tế bào. Theo một kết quả khảo sát của Falck Ketal vào năm 1971 cho biết, có sự xuất hiện của chất độc tế bào trong nước tiểu của điều dưỡng viên khi tiếp xúc với các loại thuốc gây độc tế bào như iphosphanide, cyclophosphamide, platinum. Thêm vào đó, theo khảo sát của Anderson RW vào năm 1982 cho biết, phát hiện ra sự hiện diện của tác nhân kháng tế bào ung thư trong nước tiểu của nhân viên thực hiện pha thuốc khi đã sử dụng găng, mặt nạ và tủ hút hơi ngang.

Thuốc gây độc tế bào: Cơ chế, tác dụng phụ và nguy cơ phơi nhiễm 1
Thuốc gây độc tế bào có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào

Cơ chế tác động của thuốc gây độc tế bào

Thuốc gây độc tế bào tác động lên tế bào ung thư theo 2 cơ chế như sau:

  • Ức chế quá trình tổng hợp chất liệu di truyền (ADN) cần thiết cho sự tăng trưởng của các tế bào, từ đó giúp giết chết tế bào ung thư.
  • Ngăn chặn các tế bào ung thư hấp thu dưỡng chất, từ đó ức chế sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư.

Từ cơ chế, thuốc gây độc tế bào được chia thành 4 nhóm như sau:

  • Nhóm tác nhân alkyl hóa: Gồm có thuốc doxorubicin, daunorubicin, cisplatin… gây tổn thương trực tiếp lên chất liệu di truyền (ADN).
  • Nhóm chống chuyển hoá: Gồm có thuốc fluorouracil hydroxyurea, methotrexate… có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp ARN và ADN.
  • Nhóm thuốc chống phân bào: Gồm có vincristine pacitaxe, vinblastine… có tác dụng ngăn chặn quá trình nhân đôi của các tế bào.
  • Nhóm thuốc ức chế Topoisomerase: Gồm có teniposide mitoxantrone, etoposide… ức chế hoạt động của enzym Topoisomerase đóng vai trò sao chép ADN, từ đó tác động tới quá trình nhân đôi của tế bào.

Các loại thuốc gây độc tế bào có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc chống ung thư khác trong quá trình điều trị. Thuốc gây độc tế bào thường được chỉ định sử dụng điều trị nhiều loại ung thư như:

  • Ung thư đại tràng;
  • Ung thư trực tràng;
  • Ung thư vú di căn;
  • Ung thư dạ dày;
  • Ung thư tuỵ;
  • Ung thư thực quản…
Thuốc gây độc tế bào: Cơ chế, tác dụng phụ và nguy cơ phơi nhiễm 2
Thuốc gây độc tế bào thường được sử dụng trong điều trị ung thư

Tác dụng phụ của thuốc gây độc tế bào

Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc gây độc tế bào, bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn ói;
  • Táo bón hoặc tiêu chảy;
  • Sốt;
  • Mệt mỏi, ăn không ngon miệng;
  • Lở loét miệng;
  • Rụng tóc;
  • Xuất huyết dưới da…

Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc gây độc tế bào sẽ giảm dần cho đến khi kết thúc quá trình điều trị.

Bên cạnh các tác dụng phụ do thuốc gây ra, việc sử dụng thuốc gây độc tế bào trong thời gian dài sẽ gây ra những tác động xấu như:

  • Tổn thương các cơ quan trong cơ thể như tim, thận, gan, phổi…;
  • Vô sinh;
  • Làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh ung thư khác.

Do vậy, trong quá trình điều trị bệnh với thuốc gây độc tế bào, bệnh nhân cần được kiểm tra sức khoẻ tổng thể định kỳ. Đồng thời, người bệnh cần báo lại ngay cho bác sĩ điều trị khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc.

Thuốc gây độc tế bào: Cơ chế, tác dụng phụ và nguy cơ phơi nhiễm 3
Buồn nôn là một tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc gây độc tế bào

Các nguy cơ phơi nhiễm khi tiếp xúc với thuốc gây độc tế bào

Dưới đây là các nguy cơ phơi nhiễm có thể xảy ra khi tiếp xúc với thuốc gây độc tế bào, bao gồm:

  • Phơi nhiễm do làm rơi vỡ lọ thuốc chứa chất độc tế bào.
  • Phơi nhiễm trong quá trình pha chế, chiết thuốc: Thuốc dính vào bao bì đựng thuốc, khay đựng, quần áo nhân viên pha chế, mặt bàn, điện thoại…
  • Đường hô hấp: Nhân viên pha chế hít phải thuốc gây độc tế bào dạng khí dung trong quá trình phá chế.
  • Đường da: Thuốc dính vào và thấm qua da khi bị đổ hoặc khi tiếp xúc với dịch thể của bệnh nhân hoá đang hoá trị.
  • Đường tiêu hoá: Nước uống và thức ăn bị nhiễm.
  • Tiêm: Kim đâm vào tay hoặc giọt bắn của thuốc vô ý bị bắn ra ngoài khi đuổi bọt khí trước khi tiêm…

Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với thuốc độc tế bào?

Thuốc gây độc tế bào có độc tính cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bệnh nhân và nguy cơ phơi nhiễm cho nhân viên y tế. Do đó, nhân viên y tế và người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những biện pháp phòng ngừa an toàn, cụ thể như sau:

Đối với người bệnh

Thuốc gây độc tế bào cần được dùng cho đúng người bệnh, đúng bệnh lý, đúng liều lượng và phòng ngừa hoặc hạn chế các tác dụng phụ của thuốc. Từ đó, giúp người bệnh không phải gánh chịu thêm những tác hại khác của thuốc đối với sức khoẻ.

Đối với nhân viên y tế

Cần đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trong quá trình hành nghề mà không bị phơi nhiễm với bất kỳ bệnh lý hay chất độc hại nào. Do đó, việc thực hành an toàn và đúng quy trình đóng vai trò quyết định đối với sự an toàn chính nhân viên y tế và bệnh nhân, cụ thể như sau:

  • Yêu cần 1: Tuyệt đối không được có sự nhầm lẫn về thuốc như tên thuốc, hàm lượng, đường dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc. Để làm được điều này, nhân viên y tế cần kiểm tra kỹ càng về nội dung đơn thuốc, làm nhãn phụ để nhận biết khi pha chế thuốc, thực hiện quy trình thao tác chuẩn (SOP) khi pha chế thuốc và kiểm tra đối chiếu cẩn thận trước khi dùng cho người bệnh.
  • Yêu cầu 2: Thuốc được dùng cho người bệnh cần đảm bảo về chất lượng và đúng bệnh lý. Để thực hiện tốt yêu cầu này, nhân viên ý tế cần tuân thủ đúng quy trình SOP, kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng, khi pha chế cần đảm bảo vô khuẩn, loại trừ khả năng tương tác hoặc tương kỵ của thuốc, đảm bảo hàm lượng thuốc sau khi pha chế nằm trong giới hạn sử dụng, điều kiện bảo quản và thời gian sử dụng tối đa sau pha chế. Ngoài ra, cần đảm bảo chất lượng của thuốc.
  • Yêu cầu 3: Khi cho người bệnh tiếp xúc với thuốc độc tế bào cần đảm bảo đúng quy trình SOP, đồng thời ngăn chặn sự phơi nhiễm đối với nhân viên y tế khi tiếp xúc với thuốc gây độc tế bào và những loại hoá chất khác.
Thuốc gây độc tế bào: Cơ chế, tác dụng phụ và nguy cơ phơi nhiễm 4
Nhân viên y tế cần mang đồ bảo hộ khi tiếp xúc với thuốc gây độc tế bào

Thuốc gây độc tế bào có tác dụng ngăn chặn sự phát triển hoặc tiêu diệt các tế bào. Do vậy, loại thuốc này thường được chỉ định trong điều trị các bệnh ung thư. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được cơ chế, tác dụng phụ và các nguy cơ phơi nhiễm của thuốc gây độc tế bào.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin