Con ngươi của mắt có tác dụng gì? Cách chăm sóc và bảo vệ mắt
Ngày 15/02/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Để có thể tiếp nhận hình ảnh và nhìn thấy mọi vật, mắt được cấu tạo khá đặc biệt với mỗi thành phần đảm nhiệm những chức năng riêng. Vì vậy không ít người thắc mắc rằng con ngươi của mắt có tác dụng gì?
Con ngươi của mắt (hay còn gọi là đồng tử) là lỗ đen ở giữa phần mống mắt của mắt bạn (tròng đen). Đồng tử hay con ngươi sẽ dãn ra, trở nên to hơn hoặc co lại nhỏ hơn để phản ứng với những thay đổi của ánh sáng. Các cơ ở mống mắt sẽ kiểm soát kích thước của đồng tử, điều khiển con ngươi co dãn. Vậy con ngươi của mắt có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết.
Con ngươi của mắt có tác dụng gì?
Trước khi giải đáp con ngươi của mắt có tác dụng gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về con ngươi của mắt, hay còn được gọi là đồng tử. Đồng tử của mắt bạn là lỗ đen ở giữa mống mắt. Các cơ trong mống mắt của bạn kiểm soát độ lớn của đồng tử. Thông thường, con ngươi của mắt có tác dụng điều hòa, phản ứng với lượng ánh sáng chiếu vào mắt. Điều này làm cho con ngươi trở thành một phần quan trọng trong hệ thống thị giác.
Khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mạnh, đồng tử của bạn co lại và nhỏ hơn. Khi ánh sáng mờ, đồng tử của bạn giãn ra và to hơn. Tên của phản ứng này là phản ứng ánh sáng của đồng tử. Con ngươi mắt có sự tự bảo vệ, giác mạc như một mái vòm trong suốt che phủ đồng tử và bảo vệ mắt. Ngoài ra có một lớp mô khác gọi là kết mạc cũng bảo vệ đồng tử và toàn bộ mắt.
Đồng tử của bạn sẽ cho ánh sáng vào mắt khi các cơ của mống mắt thay đổi hình dạng. Thấu kính trong mắt bạn tập trung ánh sáng đi qua đồng tử và ánh sáng sau đó đi tới phía sau mắt và chạm vào võng mạc của bạn.
Võng mạc biến ánh sáng thành tín hiệu điện, sau đó bộ não nhận được những tín hiệu này và biến chúng thành hình ảnh. Hai cơ trong mống mắt kiểm soát cách đồng tử mở và đóng. Cơ giãn mống mắt sẽ mở đồng tử từ trong ra ngoài còn cơ vòng mống mắt là một cơ tròn điều khiển việc đóng đồng tử. Các dây thần kinh ảnh hưởng đến đồng tử kết nối với con đường hướng tâm (con đường từ mắt đến não) và chúng cũng kết nối với con đường ly tâm (con đường từ não đến mắt của bạn).
Một số vấn đề về bệnh lý ảnh hưởng đến con ngươi
Sau khi tìm hiểu về con ngươi mắt có tác dụng gì, chúng ta tìm hiểu thêm về một số bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến đồng tử, chúng bao gồm:
Anisocoria: Là một tình trạng khi một đồng tử lớn hơn đồng tử bên còn lại. Mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra nhưng nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn nếu dị tật đồng tử xuất hiện hoặc kích thước hai đồng tử của bạn đột nhiên khác nhau mà không có lý do rõ ràng.
Coloboma: Là một dị tật bẩm sinh, coloboma ở mống mắt thường dẫn đến đồng tử dài hơn bình thường, đôi khi khiến nó có hình dạng giống lỗ khóa.
Liệt dây thần kinh sọ số ba: Tình trạng nguy hiểm này có thể khiến một đồng tử giãn ra. Nguyên nhân thường do tăng áp lực lên một trong các dây thần kinh điều khiển chuyển động của mắt.
Khối u tuyến yên: Tuyến này kiểm soát một số tuyến khác tạo ra hormone và nằm gần dây thần kinh thị giác. Một khối u trong tuyến này có thể làm cho đồng tử của bạn to hơn.
Hội chứng Horner: Tình trạng này làm cho đồng tử co lại. Bạn có thể đã mắc bệnh này từ khi sinh ra, nhưng nguyên nhân thường là do ảnh hưởng đến dây thần kinh quanh mắt.
Hội chứng Adie: Đôi khi được gọi là hội chứng Holmes - Adie, nó làm cho một đồng tử lớn hơn bình thường và phản ứng chậm với ánh sáng. Nguyên nhân thường không rõ, nhưng đôi khi nó xảy ra sau một chấn thương hoặc thiếu máu.
Chấn thương não: Chấn thương đầu cũng có thể khiến đồng tử của bạn giãn to hơn bình thường hoặc có hai kích cỡ khác nhau.
Viêm mống mắt:Viêm mống mắt gây kích ứng và sưng quanh đồng tử. Nếu bạn không điều trị, nó có thể để lại mô sẹo khiến hình dạng đồng tử của bạn không đều.
Cách bảo vệ mắt cũng như đồng tử hiệu quả
Có những điều bạn có thể làm để giữ cho đôi mắt của mình khỏe mạnh như:
Không hút thuốc: Cố gắng bỏ hút thuốc nếu bạn sử dụng thuốc lá.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên bổ sung rau và trái cây, đặc biệt là các loại rau lá xanh như rau bina và cải xoăn, ăn các loại cá như cá ngừ, cá hồi hoặc thêm vào những thứ như quả óc chó và hạt lanh.
Tập thể dục: Cố gắng vận động, tập thể dục cường độ trung bình 30 phút mỗi ngày ít nhất năm ngày mỗi tuần. Một số người mắc bệnh béo phì có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về mắt cao hơn các tình trạng sức khỏe khác.
Đeo kính bảo hộ: Đồ bảo hộ bao gồm kính râm và kính an toàn khi bạn làm việc tiếp xúc với ánh sáng cường độ cao hoặc tham gia một số môn thể thao.
Hãy cẩn thận nếu bạn đeo kính áp tròng: Đảm bảo tay bạn sạch sẽ khi đeo hoặc tháo kính áp tròng. Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian đeo kính áp tròng và cách vệ sinh chúng.
Cho mắt nghỉ ngơi: Nếu bạn sử dụng máy tính hoặc các màn hình khác hoặc đọc nhiều, hãy sử dụng quy tắc 20 - 20 - 20. Điều này có nghĩa là bạn nhìn vào vật gì đó cách xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây cứ sau khoảng 20 phút để giúp tránh mỏi mắt.
Khám mắt định kỳ: Kiểm tra thị lực định kỳ giúp bạn theo dõi và phát hiện sớm các bệnh về mắt. Nếu bạn mắc một số bệnh, như bệnh tăng nhãn áp hoặc tiểu đường, bạn có thể cần đến khám thường xuyên hơn vì biến chứng của các bệnh này gây ảnh hưởng tới mắt.
Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về mắt cũng như trả lời được con ngươi của mắt có tác dụng gì. Việc chăm sóc sức khỏe cho mắt đúng cách cũng như thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn có được đôi mắt khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm