Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cụ thể kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay

Ngày 31/10/2022
Kích thước chữ

Gãy xương cánh tay là chấn thương không hiếm gặp và có khả năng để lại di chứng nếu không có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay thích hợp với tình trạng bệnh. Để tìm được kế hoạch chăm sóc hiệu quả, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay là điều được rất nhiều người quan tâm sau khi tiến hành điều trị gãy xương. Vậy làm cách nào để người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh, sức khỏe hồi phục tốt nhất? 

Chẩn đoán và điều trị gãy xương cánh tay 

Chẩn đoán 

Trước khi tìm hiểu về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay, chúng ta cùng khám phá về cách chẩn đoán cũng như điều trị gãy xương cánh tay như thế nào thông qua những thông tin dưới đây nhé. 

Chẩn đoán gãy xương cánh tay được bác sĩ chỉ định khi bạn đến bệnh viện để thăm khám. Phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất, gần như là bước xét nghiệm bắt buộc với mọi tình trạng gãy xương, đó là chụp X-quang. Thông qua phim X-quang thu được về hình ảnh gãy xương cánh tay, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác (nếu phim X-quang không thể hiện rõ chấn thương), thường là chụp cắt lớp và một số phương pháp khác. 

Cụ thể kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay 1

Chụp X-quang là bước đầu trong chẩn đoán gãy xương cánh tay

Điều trị 

Điều trị gãy xương cánh tay có nhiều cách và được chia chủ yếu thành 2 loại chính là điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật, cụ thể như: 

Điều trị bảo tồn xương cánh tay: Là phương pháp điều trị sử dụng cách nắn kín hoặc bó bột để đưa xương cánh tay về đúng vị trí ban đầu, cố định để xương kích thích chế độ tự làm lành với sự hỗ trợ của kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay. 

Điều trị phẫu thuật: Cách điều trị này thích hợp với những trường hợp bị gãy xương cánh tay nặng, cần mổ để mở nắn. Khi phương pháp điều trị bảo tồn không đạt hiệu quả cao, phẫu thuật cũng là cách được nhiều bác sĩ thay thế. 

Khi bó bột xương cánh tay cần lưu ý gì? 

Những lưu ý khi bệnh nhân gãy xương cánh tay được điều trị bằng cách bó bột cũng nằm trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay. Bởi nếu bỏ qua những điều quan trọng sau, có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng phục hồi của xương, tăng khả năng dẫn đến di chứng sau này.

Sau khi thực hiện bó bột xương cánh tay từ 24 - 72 giờ đầu tiên, bệnh nhân có thể cảm thấy không quen, dẫn đến cảm giác chật chội, khó chịu, căng tức phần cánh tay bó bột, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng sưng phù, phù nề nếu không xử lý kịp thời. Để tránh tình trạng trên xảy ra, bạn nên chú ý những điều sau đây: 

  • Kê cao phần cánh tay bó bột trong 24 - 72 giờ đầu tiên sau khi bó để máu lưu thông về tim dễ dàng hơn, tránh phù nề. Tốt nhất nên kê cao hơn tim khi nằm.
  • Tập luyện nhẹ nhàng để vận động phần cơ trong bột, tăng lưu thông máu.
  • Chườm lạnh là cách tốt nhất để giảm cảm giác khó chịu, đau đớn, sưng phù. Bạn nên cho đá vào khăn lông mềm hoặc túi chườm chuyên dụng, tránh chườm trực tiếp đá lạnh lên cánh tay bó bột.
  • Người thân cần thường xuyên quan sát, chú ý đến bệnh nhân, nếu nhận thấy bất cứ khó chịu hay biểu hiện lạ như tê cứng cánh tay, tê đầu ngón tay, không cử động được ngón tay, tay mất cảm giác tạm thời,... nên đến bệnh viện gần nhất để xử lý kịp thời. 

Cụ thể kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay 2

Cần chú ý đến bệnh nhân gãy cánh tay trong quá trình chăm sóc

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay 

Nhận định được tình trạng bệnh nhân 

Sau khi bó bột hoặc thực hiện phẫu thuật, điều dưỡng cần xác định lại một lần nữa bệnh nhân có dấu hiệu đau đớn, sưng tấy, da nhợt nhạt, mất màu, chi không thẳng trục,... hay không. Khi nhận thấy có dấu hiệu chảy máu bất thường cần kiểm tra dấu hiệu chèn ép thần kinh, tắc mạch bằng cách sờ mạch ở gần và ở xa vị trí gãy xương cánh tay. 

Điều dưỡng cũng cần chú ý đến dấu hiệu sinh tồn ở người bệnh, biểu hiện thông qua việc bệnh nhân có dấu hiệu choáng váng, chóng mặt do mất máu trong quá trình phẫu thuật, mạch đập nhỏ, nhanh và yếu, huyết áp có thể giảm. 

Đối với bệnh nhân bó bột, cần xác định các dấu hiệu chèn ép từ sớm như hỏi thăm bệnh nhân về cảm giác ở cánh tay bó bột có bị tê không, có cảm giác như kiến bò ở các chi không. Đến thời điểm này, điều dưỡng vẫn cần thường xuyên xác định lại bệnh nhân có bị chèn ép thần kinh không, có dấu hiệu thiếu máu đến chi bó bột dẫn đến tê cứng, khó cử động, tím tái hay không. 

Chẩn đoán và can thiệp 

Việc có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay một cách cụ thể, quy củ đóng vai trò rất quan trọng đến việc điều trị có thành công không, xương có nhanh hồi phục mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Qua quan sát, có thể nhận định được những tổn thương xung quanh vùng bị thương như có dấu hiệu bầm tím trên cánh tay, sưng, phù nề, vết thương hở rách da, da có dấu hiệu dập nát,... điều dưỡng cần giữ cố định vết thương, cố định khớp, tránh những tổn thương nặng hơn hoặc có thể gây rách da nhiều hơn, gây cảm giác đau đớn. 

Trước khi tiến hành nắn xương, bó bột hoặc phẫu thuật, dù ở bất cứ trường hợp nhất định nào cũng cần phải giảm đau cho bệnh nhân trước khi thực hiện, tuyệt đối không tiến hành điều trị khi chưa xử lý giảm đau mô mềm bị tổn thương. 

Cụ thể kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay 3

Chườm đá, chườm lạnh giúp giảm sưng, đau hiệu quả

Sử dụng đá lạnh để giảm đau nhanh, giảm cảm giác khó chịu và hạn chế sưng tấy là cách thích hợp, tuy nhiên không nên sử dụng đá lạnh trực tiếp lên mô mềm của bệnh nhân. Khi bệnh nhân bó bột xong, để giảm khả năng bị chèn ép, nên sử dụng gối mềm hoặc dụng cụ chuyên dụng để kê phần chi tổn thương lên cao hơn so với vị trí tim, hỗ trợ quá trình lưu thông máu huyết tốt hơn, hạn chế sưng phù nề, bầm tím. 

Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay cũng cần lưu ý giúp người bệnh đổi tư thế mỗi 2h/lần, thường xuyên kiểm tra vết thương, hỏi thăm, nhận định tình trạng bệnh nhân, nhất là từ 24 - 72 giờ sau khi bó bột, phẫu thuật. 

Mong rằng với những thông tin trên đây về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân gãy xương cánh tay đã giúp bạn có chế độ chăm sóc, chú ý bệnh nhân tốt hơn, giảm biến chứng xấu và phục hồi nhanh chóng, giữ tinh thần bệnh nhân thoải mái, hạn chế đau đớn, khó chịu trong suốt quá trình điều trị. 

Xem thêm:

Bệnh nhân gãy xương cánh tay kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Gãy xương cánh tay bao lâu thì lành?

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm