Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một trong những bệnh lý thường gặp ở cuốn mũi là phì đại, để điều trị thường được đề nghị phẫu thuật thu nhỏ cuốn mũi. Vậy cuốn mũi là gì? Cuốn mũi có chức năng gì và các bệnh lý liên quan đến cuốn mũi là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Cuốn mũi là một phần của khoang mũi, các bệnh lý liên quan đến cuốn mũi thường gây các tình trạng như khó thở, nghẹt mũi. Lâu dài không điều trị có thể dẫn đến những bệnh lý khác như đau đầu, viêm xoang,... Các bệnh về cuốn mũi không hiếm gặp tuy nhiên nhiều bệnh nhân không biết cuốn mũi là gì cho đến khi được chẩn đoán, để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc bài viết bên dưới.
Cấu tạo người bình thường bao gồm hai khoang mũi trái và phải. Mỗi khoang mũi sẽ bao gồm 3 cuốn mũi là cuốn mũi trên, cuốn mũi giữa và cuốn mũi dưới.
Tất cả các cuốn mũi đều được bao phủ bởi lớp biểu mô hô hấp bao gồm các tuyến bài tiết chất nhầy. Bên dưới lớp niêm mạc cuốn mũi là hệ thống mạch máu phong phú, giúp cuốn mũi linh hoạt hơn để thực hiện những chức năng cần thiết.
Cuốn mũi có hình dạng như móc ngược, cong ra phía ngoài và nhô ra khỏi thành khoang mũi. Cấu tạo này giúp tăng diện tích thực hiện chức năng làm ấm và tạo ẩm cho không khí trước khi qua khoang mũi vào vòm họng, thanh quản, khí quản và phổi.
Với cấu tạo như vậy thì chức năng chính của cuốn mũi là gì? Đó là điều chỉnh luồng không khí để duy trì mức độ ẩm thích hợp với khoang mũi, khi đó cơ thể ra tín hiệu giãn các mạch máu làm cuốn mũi cứng lên hoặc co mạch để thu nhỏ diện tích bề mặt cuốn mũi. Các cuốn mũi đều tham gia điều chỉnh bằng cách sưng hoặc co lại, tuy nhiên các cuốn mũi dưới, với kích thước và vị trí ở phần rộng nhất, có tác động lớn nhất đến luồng khí trong mũi.
Tương tự lông mũi, cuốn mũi cũng giúp cản các hạt bụi hay tạp chất từ không khí bên ngoài. Nhưng khác với lông mũi chỉ có tác dụng cản trở, cuốn mũi sẽ nhận dạng bụi hay tạp chất đó có nguy hại không để thực hiện chức năng miễn dịch.
Với chức năng miễn dịch, cuốn mũi dưới cũng đóng vai trò giám sát miễn dịch vì nó có cấu trúc lớn nhất và là nơi đầu tiên tiếp xúc với không khí bên ngoài. Cuốn mũi dưới sẽ xác định các khả năng gây bệnh của các dị vật khi hít vào và có thể kích hoạt các hiệu ứng miễn dịch bẩm sinh hay thích ứng. Như gây chảy mũi, hắt hơi khi gặp bụi bẩn, phấn hoa,...
Cuốn mũi giữa và trên không thể hiện nhiều chức năng miễn dịch nhưng đóng 80% vai trò khứu giác.
Không phải tất cả các cuốn mũi cùng co lại hay cùng sưng lên. Chúng sẽ luân phiên co hay sưng để điều chỉnh luồng khí trong khoang mũi và thực hiện các chức năng làm ấm, làm ẩm. Cuốn mũi dưới sưng lên trong khi các cuốn mũi còn lại co để vận chuyển lượng khí qua từng lỗ mũi, hoặc luân phiên nhau co lại sưng lên tạo thành chu kỳ gọi là chu kỳ cuốn mũi.
Chu kỳ này có khoảng thời gian khác nhau ở mỗi thời điểm và tùy thuộc vào môi trường hanh khô hay nóng ẩm. Thời gian chu kỳ có thể từ nửa giờ đến sau giờ và khi ngủ chu kỳ sẽ kéo dài hơn.
Cuốn mũi là nơi tiếp xúc đầu tiên với các dị vật do đó thường là nơi dễ gặp các triệu chứng rối loạn. Vậy những bệnh lý thường gặp ở cuốn mũi là gì, mời bạn đọc bên dưới:
Đa số chúng ta đều bị nghẹt mũi hay chảy mũi khi cảm lạnh, đây là khi cuốn mũi sưng và không co lại theo chu kỳ khiến đường không khí vào khoang mũi bị co hẹp.
Khi gặp các tác nhân dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, bụi,... cuốn mũi sẽ phát tín hiệu miễn dịch gây hắt hơi, chảy nước mũi. Rối loạn cuốn mũi dẫn đến tiết dịch nhầy nhiều hơn bình thường. Đây là một trong những phản ứng miễn dịch tự động của thể để đẩy dị vật ra ngoài.
Đây là khi cuốn mũi bị hóa bóng khí, thường hay gặp ở cuốn mũi giữa hay còn gọi là dị hình cuốn giữa, bóng khí làm phình cuốn mũi dẫn hẹp khe giữa dẫn đến viêm xoang. Do khoang không được thoát nước tốt và nhiễm trùng khoang.
Với các bệnh nhân lạm dụng thuốc co mạch mũi kéo dài, làm ảnh hưởng đến chu kỳ cuốn mũi gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và các tế bào tiết chất nhầy. Bệnh nhân cảm thấy nghẹt mũi mặc dù khoang mũi thông thoáng.
Nguyên nhân có thể từ bất thường trong cấu trúc của xương mũi hay sự kéo dài của các bệnh dị ứng, viêm dẫn đến cuốn mũi to hơn nhưng không co lại theo chu kỳ. Dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, khó thở hay ngưng thở khi ngủ. Triệu chứng của phì đại cuốn mũi thường dễ bị lầm với viêm mũi dị ứng.
Phì đại cuốn mũi lâu dài không được điều trị có thể dẫn đến viêm xoang mạn tính, thiếu oxy và rối loạn giấc ngủ. Hệ lụy nguy hiểm là ngưng thở khi ngủ, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như tim mạch, đột quỵ đe dọa đến tính mạng. Để điều trị phì đại, các biện pháp như cắt cuốn mũi hay thu hẹp cuốn mũi được áp dụng.
Phương pháp điều trị bệnh lý cuốn mũi sẽ tùy thuộc vào chẩn đoán và nguyên nhân để quyết định sử dụng thuốc hay điều trị bằng phẫu thuật. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thuốc không rõ thành phần để tránh tình trạng viêm teo cuốn mũi do thuốc gây nghẹt mũi kéo dài.
Trường hợp sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để điều trị trong trường hợp quá phát cuốn mũi mạn tính và trường hợp bóng khí cuốn mũi.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc cuốn mũi là gì và đi kèm là một số bệnh lý thường gặp do rối loạn cuốn mũi. Cuốn mũi cùng với vách ngăn và các cấu trúc khác trong khoang mũi đóng vai trò quan trọng đối với hệ hô hấp, hệ khứu giác và sức khỏe tổng thể của con người. Nếu gặp vấn đề bất thường, cuốn mũi sẽ không duy trì được chức năng của nó, thậm chí còn gây ra sự tắc nghẽn dịch mũi xoang dẫn đến viêm mũi xoang và nhiều biến chứng khác. Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tìm nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.