Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đặc điểm giai đoạn đầu của bệnh gút là gì?

Ngày 19/02/2024
Kích thước chữ

Bệnh gút là một bệnh viêm khớp phổ biến, thường xuất hiện đột ngột ở giai đoạn đầu và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở xương, khớp. Hiểu được những triệu chứng ban đầu của bệnh gút có thể giúp phát hiện sớm, từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Bệnh gút là một dạng viêm khớp do chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp gây ra những cơn đau dữ dội cho người bệnh. Những triệu chứng ban đầu của bệnh gút có thể không rõ ràng nhưng chỉ cần bạn chú ý, bệnh vẫn có thể được phát hiện và điều trị hiệu quả ở giai đoạn này. Khi bệnh gút tiến triển, không chỉ cơn đau trở nên trầm trọng và thường xuyên hơn mà việc điều trị cũng trở nên khó khăn.

Bệnh gút là căn bệnh như thế nào?

Bệnh gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể, gây tăng acid uric huyết thanh và lắng đọng tinh thể urat ở một số mô, đặc biệt là màng hoạt dịch của khớp, thường gặp ở ngón chân cái (50%), ngón chân khác, mắt cá chân, cổ tay, bàn tay…

dac-diem-giai-doan-dau-cua-benh-gut-la-gi 1.jpg
Bệnh gút là một bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở xương, khớp

Hơn 90% trường hợp mắc bệnh gút thường gặp ở nam giới trung niên từ 35 đến 50 tuổi, 40% bệnh nhân trên 40 tuổi và 75% bệnh nhân ở độ tuổi lao động. Phụ nữ ít có nguy cơ mắc bệnh gút hơn nam giới, nhưng một số phụ nữ vẫn có thể mắc bệnh gút, đặc biệt là sau khi mãn kinh.

Triệu chứng ban đầu khi mới bị bệnh gút

Giai đoạn không có triệu chứng

Ở giai đoạn đầu, nồng độ acid uric huyết thanh của người bệnh thường ở mức bình thường hoặc tăng nhẹ, một số trường hợp có thể tăng ở mức trung bình, tuy nhiên đặc điểm chung là người bệnh không có triệu chứng bất thường nào, không bị viêm khớp, không có hạt tophi…

Acid uric huyết thanh tăng cao có thể tồn tại trong nhiều năm đến nhiều thập kỷ và một số bệnh nhân sau đó sẽ bắt đầu biểu hiện các triệu chứng của bệnh gút, tỷ lệ tăng ở một số bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và kiểm soát cân nặng, bạn có thể ngăn ngừa bệnh phát triển nghiêm trọng.

Giai đoạn gút cấp

Các triệu chứng của bệnh gút sẽ bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này. Các triệu chứng của bệnh gút cấp tính thường xuất hiện sau khi uống rượu, gắng sức, căng thẳng, cảm lạnh, chấn thương hoặc sau phẫu thuật.

  • Đau đột ngột, khó chịu ở các khớp ngón chân, đặc biệt là ngón cái, mắt cá chân, cổ tay, bàn tay... Triệu chứng đau khớp thường xảy ra về đêm khiến người bệnh phải thức giấc. Các triệu chứng đau thường nặng trong vòng 4 đến 12 giờ đầu và có thể giảm dần nhưng có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng đau chỉ xuất hiện ở một khớp hiếm gặp viêm đa khớp cấp, về sau ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.
dac-diem-giai-doan-dau-cua-benh-gut-la-gi 2.jpg
Giai đoạn gút cấp gây đau đột ngột, khó chịu ở các khớp ngón chân, đặc biệt là ngón cái
  • Các vùng khớp bị viêm sưng, nóng và đỏ, có thể xảy ra cùng hoặc sau các triệu chứng đau. Vùng da xung quanh khớp có thể bị căng lên hoặc bong tróc.
  • Xuất hiện hạt tophi ở khớp: Do sự lắng đọng và tích tụ của tinh thể urat quanh khớp nên hạt tophi thường xuất hiện dạng sần, cứng và sưng tấy xung quanh khớp. Những hạt tophi này thường không gây đau đớn nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể vỡ ra và tiết ra chất dịch giống như mủ, có thể gây nhiễm trùng. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh gút có thể dẫn đến biến dạng khớp vĩnh viễn.
  • Sốt, ớn lạnh, suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
  • Người bệnh bị hạn chế hoặc cử động khớp khó khăn do cứng hoặc đau.

Giai đoạn muộn của bệnh gút

  • Giai đoạn giữa các cơn gút cấp: Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường không có triệu chứng. Thời gian giữa các cơn gút cấp tính có thể thay đổi từ nhiều tháng đến nhiều năm. Khi khoảng thời gian tăng lên, xu hướng trở nên ngắn hơn, thời gian xảy ra các cơn gút cấp tính có thể dài hơn và số lượng khớp bị ảnh hưởng có xu hướng tăng lên.
  • Giai đoạn bệnh gút mạn tính: Giai đoạn viêm nhiều khớp, có thể đối xứng, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp và đau khớp dai dẳng, không hình thành giai đoạn đầu điển hình của bệnh. Các hạt hoặc cục tophi lớn có thể xuất hiện ở khớp, sụn tai và những nơi khác. Các biến chứng như vỡ, loét, nhiễm trùng hạt tophi, thiếu máu mãn tính, sỏi thận, suy thận mãn tính

Cận lâm sàng

  • Bạch cầu tăng nhẹ, tốc độ máu lắng tăng, CRP tăng.
  • Xét nghiệm acid uric huyết thanh tăng cao.
  • Kiểm tra dịch khớp có thể cho thấy sự gia tăng số lượng tế bào, chủ yếu là bạch cầu trung tính và tinh thể urat có thể được tìm thấy trong dịch khớp.
  • Chụp X-quang xương khớp: Các khớp mềm và sưng tấy, khuyết xương và biến dạng khớp có thể thấy ở giai đoạn muộn…
  • Siêu âm khớp: Giúp đánh giá sự lắng đọng tinh thể urat ở khớp.
dac-diem-giai-doan-dau-cua-benh-gut-la-gi 3.jpg
Siêu âm khớp giúp đánh giá sự lắng đọng tinh thể urat ở khớp

Điều trị bệnh gút như thế nào?

Nội khoa

  • Điều trị cơn gút cấp: Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), Corticoid, Colchicine…
  • Điều trị hạ acid uric huyết thanh bằng thuốc ức chế men Xanthine Oxidase (XOI) : Allopurinol hay Febuxostat, thuốc tăng thải Acid uric ở thận như Probenecid, thuốc tăng phân hủy Acid uric như Pegloticase.
  • Dự phòng cơn gút cấp: Dùng colchicine liều thấp trong 3 đến 6 tháng, kết hợp với thuốc hạ acid uric huyết thanh. Bệnh nhân suy thận có thể cần sử dụng corticosteroid lâu dài.

Ngoại khoa

Nếu hạt tophi có kích thước lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sinh hoạt và vận động của người bệnh hoặc có nguy cơ vỡ ra thì có thể cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ.

Bệnh gút là bệnh lý khớp lâm sàng thường gặp ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Việc phát hiện sớm các triệu chứng bệnh gút ở giai đoạn đầu của bệnh và có biện pháp phòng ngừa, điều trị thích hợp có thể hạn chế bệnh tiến triển đến giai đoạn mạn tính và các biến chứng nghiêm trọng.

Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm giai đoạn đầu của bệnh gút từ đó có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời. Khi xuất hiện các đặc điểm này, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa tiến triển và biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.