Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nhiễm trùng hạt Tophi là gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào?

Ngày 29/05/2023
Kích thước chữ

Nhiễm trùng hạt Tophi là một biến chứng dễ gặp của bệnh gout không được kiểm soát tốt và chuyển sang giai đoạn cuối. Nếu không can thiệp kịp thời, các vấn đề nguy hiểm sẽ nhanh chóng phát sinh, thậm chí có thể gây tử vong.

Người mắc bệnh gout (gút) lâu năm có thể có một hoặc nhiều hạt Tophi xung quanh khớp bị ảnh hưởng. Sự hiện diện của những nốt sần này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có nguy cơ gây biến dạng khớp và kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về hạt Tophi là gì và thế nào là nhiễm trùng hạt Tophi?

Tìm hiểu về tình trạng nhiễm trùng hạt Tophi

Hạt Tophi là gì?

Hạt Tophi thường sẽ xuất hiện khi bệnh gút bước sang giai đoạn cuối. Lúc này, hàm lượng acid uric trong cơ thể ở mức rất cao, tinh thể muối urat lắng đọng ngày càng nhiều tại khớp. Qua thời gian, tình trạng lắng đọng này sẽ tạo ra các khối u cục nổi trên bề mặt da, đây là các hạt Tophi.

Nhiễm trùng hạt Tophi là gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào? 1
Nhiễm trùng hạt Tophi là biến chứng rất nguy hiểm của bệnh Gout giai đoạn cuối

Thế nào là nhiễm trùng hạt Tophi?

Nhiễm trùng hạt Tophi đặc trưng bởi tình trạng các hạt Tophi vỡ ra và chảy máu với tổn thương ngoài da khó liền. Lúc này, nếu vệ sinh không đúng cách sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.

Mầm vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng hạt Tophi thường là:

  • Tụ cầu vàng - staphylococcus aureus chiếm khoảng 75%.
  • E.coli chiếm khoảng 12,5%.
  • Klebsiella pneumonia chiếm khoảng 12,5%.

Triệu chứng của nhiễm trùng hạt Tophi

Trong trường hợp này, bạn sẽ dễ dàng quan sát được một số triệu chứng đặc trưng. Điển hình nhất là có dịch mủ mà trắng đục hay vàng đục chảy ra, có thể có mùi hoặc không. Ngoài ra bạn còn có thể gặp các dấu hiệu toàn thân khác như sốt, môi bong tróc, hơi thở có mùi…

Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh

Thực tế, có đến 2/3 trường hợp tăng axit uric máu không phát triển thành bệnh gút và hình thành nên Tophi. Các bác sĩ cho rằng sự tiến triển của gout cũng như hạt Tophi trong gout có thể liên quan đến một vài yếu tố dưới đây, bao gồm:

  • Giới tính: Nam dễ mắc bệnh hơn nữ.
  • Tuổi tác: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân nam thường là 30 - 45 tuổi, trong khi nữ là 55 - 70 tuổi.
  • Chế độ ăn uống: Dùng nhiều thực phẩm, thức uống chứa nhiều purin hoặc đường, đồng thời uống nhiều bia, rượu.
  • Bệnh nền: Tăng huyết áp, các bệnh về thận, tim mạch, rối loạn chuyển hóa, béo phì
  • Tác dụng phụ từ một số thuốc điều trị: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, aspirin và cyclosporin…
  • Yếu tố di truyền.
Nhiễm trùng hạt Tophi là gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào? 2
Nếu không chữa sớm bệnh gây nhiễm trùng khớp xương hay nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng hạt Tophi có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng hạt Tophi được đánh giá là một trong những biến chứng rất nghiêm trọng. Nếu không được kiểm soát tốt, các nốt Tophi dưới da có nguy cơ phát triển càng lúc càng lớn, đồng thời dẫn đến hàng loạt hệ lụy nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng, lở loét, nhất là khi nốt Tophi vỡ.
  • Chèn ép dây thần kinh gây đau và tê yếu.
  • Phá hủy lớp sụn và gây xói mòn đầu xương.
  • Tổn thương hoặc thậm chí là biến dạng khớp dẫn đến tàn phế.
  • Sỏi thận.
  • Suy giảm chức năng thận.

Điển hình nhất là tình trạng nhiễm trùng khớp xương hay nhiễm trùng huyết. Người bệnh đứng trước nguy cơ bị hoạt tử, phải loại bỏ khớp. Nhiều trường hợp, chức năng vận động còn bị lấy đi vĩnh viễn.

Trường hợp phát sinh biến chứng nhiễm trùng máu sẽ rất nguy hiểm. Nếu không xử lý kịp thời có thể làm tăng nguy cơ tử vong.

Điều trị nhiễm trùng hạt Tophi như thế nào?

Trước khi đưa ra biện pháp điều trị thích hợp cần phải xác định cụ thể loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như nhuộm gram, cấy máu hay cấy dịch từ hạt Tophi.

Sau đây là các hướng điều trị với tình trạng nhiễm trùng hạt Tophi:

Điều trị tại chỗ

Khi hạt Tophi có dấu hiệu vỡ ra thì người bệnh cần phải xử lý đúng cách. Chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng khớp bị nhiễm trùng hạt Tophi. Có thể sử dụng nước muối sinh lý hay dung dịch Betadin pha loãng.

Sau đó dùng băng thấm dung dịch natri clorua 10% nhằm bảo vệ vùng da bị nhiễm trùng. Cần thay băng theo hướng dẫn từ bác sĩ để tránh tình trạng nhiễm trùng phát triển.

Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số cách điều trị tại chỗ khác. Hãy nghiêm túc thực hiện để nhanh chóng kiểm soát nhiễm trùng.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh khác nhau để đáp ứng tình hình.

Nhiễm trùng hạt Tophi là gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào? 3
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại kháng sinh tương thích

Trường hợp chưa có kết quả cấy vi khuẩn:

Lúc này, chưa tìm ra được vi khuẩn nào là tác nhân gây nhiễm trùng. Bác sĩ thường sẽ chọn nhóm kháng sinh nhạy cảm với cả liên cầu và tụ cầu vàng.

Các thuốc được chọn có thể là:

  • Ceftriaxon.
  • Cefotaxim.
  • Gentamycin.
  • Amikacin.

Việc lựa chọn kháng sinh trong trường hợp chưa có kết quả cấy vi khuẩn thường dựa vào lứa tuổi, mức độ kháng thuốc phổ biến ở phần đa người bệnh và kinh nghiệm từ bác sĩ cùng nhiều yếu tố khác.

Cấy máu và dịch vỡ hạt Tophi cho kết quả dương tính:

Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo kháng sinh đồ. Đôi khi người bệnh có thể được duy trì liều dùng kháng sinh như lúc đầu nếu mang lại kết quả tốt.

Trường hợp nhiễm khuẩn tụ vàng:

  • Oxacillin.
  • Clindamycin.
  • Vancomycin.

Trường hợp nhiễm khuẩn do S.pneumoniae và H.influenzae kháng Penicillin: 

  • Ceftriaxon.
  • Cefotaxim.

Trường hợp nhiễm trực khuẩn mủ xanh:

  • Mezlocillin.
  • Ceftazidim.
  • Ciprofloxacin.
  • Một số thuốc thuộc nhóm Penicillin phổ rộng.

Trường hợp nhiễm vi khuẩn gram âm đường ruột:

  • Levofloxacin.
  • Kháng sinh thế hệ 2 hay 3.

Tất cả các loại kháng sinh sử dụng trong điều trị nhiễm trùng hạt Tophi cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không thay đổi kế hoạch, liều lượng cũng như tần suất dùng thuốc.

Can thiệp ngoại khoa

Trường hợp kháng sinh không đáp ứng được do hạt Tophi quá lớn hoặc vùng nhiễm trùng quá rộng thì bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp phẫu thuật. Mục đích của việc phẫu thuật là để loại bỏ hạt Tophi hoặc xương sụn khi cơ quan này xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng kèm theo.

Nhiễm trùng hạt Tophi là gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào? 4
Can thiệp phẫu thuật sẽ được chỉ định khi kháng sinh không đáp ứng

Cách chăm sóc người mắc bệnh gout có hạt Tophi

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu phát triển các hạt Tophi trong gout, người chăm sóc sẽ cần chú ý:

  • Giúp người bệnh thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là khu vực nổi nốt sần.
  • Hỗ trợ bệnh nhân hoạt động, sinh hoạt để tránh gây va chạm làm vỡ Tophi.
  • Không tự ý chọc vỡ các nốt sần.

Trong trường hợp Tophi vỡ, người chăm sóc nên tiến hành sát trùng vết thương và đưa người bệnh đến cơ sở, trung tâm y tế gần nhất để được xử lý hiệu quả.

Về cơ bản, khi đã được chẩn đoán mắc bệnh gút, người bệnh nên lưu ý theo dõi nồng độ axit uric thường xuyên. Bên cạnh đó, đừng quên tuân thủ đúng phác đồ điều trị kết hợp với thay đổi lối sinh hoạt lành mạnh để có thể kiểm soát bệnh tốt, qua đó hạn chế bệnh trở nặng và hình thành các hạt Tophi, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Hạt Tophi thường xuất hiện ở những bệnh nhân nặng, không những làm mất thẩm mỹ mà nốt Tophi còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bệnh nhân gout hiểu rõ nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị hạt Tophi.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin