Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đặc điểm giải phẫu và chức năng của cơ nhai

Ngày 31/12/2024
Kích thước chữ

Cơ nhai là nhóm cơ khép nằm ở xung quanh khớp thái dương hàm. Các hoạt động của chúng liên quan mật thiết đến những chuyển động của hàm. Cùng tìm hiểu đặc điểm giải phẫu và chức năng của cơ nhai nhé!

Tương tự sự chuyển động của bất kỳ khớp nào, khớp thái dương hàm muốn chuyển động được phải có sự tham gia của các nhóm cơ, nhóm cơ này được gọi chung là cơ nhai. Cơ nhai lại tiếp tục được chia thành những nhóm cơ khác nhau đảm nhiệm các vai trò quan trọng trong hoạt động chuyển động khớp thái dương hàm. Hãy cùng tìm hiểu đặc điểm giải phẫu và chức năng của cơ nhai trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm giải phẫu của cơ nhai

Cơ nhai bao gồm các nhóm cơ vận động hoạt động của xương hàm dưới tại khớp thái dương. Nhóm cơ nhai được chia thành 4 loại cơ cổ điển, cụ thể là cơ cắn, cơ thái dương, cơ chân bướm ngoài và cơ chân bướm trong.

Cơ cắn (masseter)

Nhóm cơ này bao gồm phần nông và phân sâu, bắt đầu từ cung xương gò má và kéo dài đến góc và ngành xương hàm dưới. Cơ cắn masseter là một cơ tứ giác, bền chắc và khỏe, nằm bao phủ mặt bên ngoài của cơ ức đòn chũm. Cấu tạo của cơ cắn được chia thành hai lớp:

  • Lớp cơ bên ngoài là một lớp cơ lớn với điểm cố định nằm ở cung xương gò má và ⅔ về phía trước của vòm xương gò má. Tại điểm này, các lớp cơ bề mặt sẽ chạy xuống phía dưới và hướng ra phía sau để gắn vào vị trí mặt bên của góc và nửa dưới của cơ ức đòn chũm.
  • Lớp cơ sâu nằm ở bề mặt trung tâm và phần rìa dưới của vòm xương gò má, chạy dọc xuống dưới, chèn vào phần góc và ngành của hàm xương hàm dưới.

Trong các bó cơ cắn masseter, các sợi dây thần kinh sẽ bắt nguồn từ một chi nhánh của dây thần kinh hàm dưới. Trong khi nguồn cung cấp máu cho nhóm cơ này là động mạch masseter và xuất phát từ động mạch hàm trên.

dac-diem-giai-phau-va-chuc-nang-cua-co-nhai 1.jpg
Cơ nhai được chia thành 4 nhóm cơ chính: cơ cắn, cơ thái dương, cơ chân bướm ngoài, cơ chân bướm trong

Cơ thái dương (temporalis)

Cơ thái dương temporalis là cơ phẳng, tỏa ra như hình quạt với những sợi trước có xu hướng theo chiều dọc, các sợi giữa định hướng chéo và các sợi sau định hướng hơi theo chiều ngang. Cơ thái dương xuất phát từ vị trí hố thái dương và trải dài đến mỏm vẹt và bờ trước của ngành xương hàm dưới.

Cơ chân bướm ngoài (lateral pterygoid)

Nhóm cơ chân bướm ngoài có vị trí xuất phát là từ xương bướm với phần đầu bám vào cánh lớn và đầu dưới bám vào mặt ngoài của mỏm chân bướm rồi kéo dài tới đĩa khớp thái dương hàm dưới và cổ lồi của cầu xương hàm dưới.

Cơ chân bướm trong (medial pterygoid)

Cơ chân bướm trong được tính từ vị trí bắt đầu là mặt trong của mảnh ngoài mỏm chân bướm và củ xương hàm trên rồi kéo dài đến tận góc xương hàm dưới.

Chức năng của mỗi nhóm cơ nhai

Bởi đặc điểm giải phẫu khác nhau nên các nhóm cơ nhai sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Cơ cắn: Hoạt động chính của cơ masseter là nâng hàm dưới lên trên và lớp cơ sâu còn có khả năng kéo xương hàm dưới ra sau. Hoạt động của nhóm cơ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát ra âm thanh.
  • Cơ thái dương: Với khả năng nâng xương hàm dưới ngay cả khi các cơ bị cơ. Đặc biệt các sợi cơ này có khả năng co kéo xương hàm dưới ra sau khi xương hàm dưới bị kéo ra phía trước.
  • Cơ chân bướm ngoài: Nhóm cơ này có khả năng kéo mỏm lồi cầu và đĩa khớp xương hàm dưới ra phía trước. Hoạt động này góp phần giúp cho xương hàm dưới được kéo hạ thấp và hướng ra trước trong lúc chỏm của nó xoay trên đĩa khớp, từ đó giúp cho miệng được mở ra.
  • Cơ chân bướm trong: Cơ medial pterygoid hoạt động sẽ giúp nâng xương hàm dưới lên và hướng ra phía trước. Hoạt động của cơ chân bướm trong sẽ phối hợp nhịp nhàng với cơ chân bướm ngoài. Khi các cơ bướm của một bên cụ thể co lại thì kéo theo đó, xương hàm dưới của cùng bên đó sẽ xoay ra phía trước và hướng đối diện quanh một trục thẳng đứng đó chính là xương hàm dưới của bên đối diện.
dac-diem-giai-phau-va-chuc-nang-cua-co-nhai 2.jpg
Các nhóm cơ nhai phối hợp nhịp nhàng trong các cử động của xương quai hàm

Các bệnh lý liên quan đến cơ nhai

Bốn nhóm cơ nhai phối hợp một cách nhịp nhàng đảm bảo hoạt động đóng mở cơ miệng, giúp cơ thể có thể phát ra âm thanh và tham gia hoạt động nhai nuốt dễ dàng. Bất kỳ vấn đề liên quan đến cơ nhai cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến xương quai hàm. Ví dụ như:

Viêm cơ cắn

Đây là tình trạng viêm nhiễm vùng hàm mặt, có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm như áp xe cơ cắn, áp xe vùng hàm dưới… Viêm cơ cắn có thể do viêm răng không điều trị, nhiễm trùng sau nhổ răng, răng khôn mọc lệch hoặc do chấn thương hay viêm nhiễm các khu vực xung quanh. Triệu chứng ban đầu thường sẽ sưng đau vùng góc hàm, vùng da bị sưng, nóng, đỏ và có nguy cơ tiến triển thành các ổ áp xe.

Đau cân cơ thái dương hàm

Đây là hội chứng rối loạn chức năng và đau cân cơ, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, căng cơ, co thắt ở các cơ nhai, đau hàm, hạn chế cử động hàm… Hội chứng đau cân cơ thái dương hàm không chỉ giới hạn ở mỗi cơ nhai mà phạm vi có thể mở rộng hơn, phổ biến nhất là cơ ở cổ, lưng hay vai…

dac-diem-giai-phau-va-chuc-nang-cua-co-nhai 3.jpg
Bất thường trên các cơ nhai gây ảnh hưởng đến hoạt động đóng mở miệng

Loạn năng thái dương hàm

Loạn năng thái dương hàm là tình trạng rối loạn cơ nhai hoặc khớp thái dương hàm, gây ra tình trạng giảm hiệu quả nhai, đau cơ hàm nhai, đau nhức khi há mở miệng, tiếng lục cục ở khớp thái dương hàm khi nhai… Nguyên nhân của bệnh lý này có thể liên quan đến những vấn đề về răng như hàn răng, răng giả, răng bị xô lệch hay chấn thương, các tật nghiến răng khi ngủ

Trên đây là một số thông tin về đặc điểm giải phẫu và chức năng của cơ nhai. Mỗi nhóm cơ nhai đảm nhiệm một vai trò nhất định và liên kết chặt chẽ với những nhóm cơ khác. Bất kỳ một vấn đề nào liên quan đến cơ nhai đều sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định để hoạt động của khớp thái dương hàm. Nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường để việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin