Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ

Bệnh lý đại tiện không tự chủ ở trẻ em có thể gây ra nhiều phiền toái cho trẻ và gia đình. Vậy nguyên nhân do đâu và biện pháp khắc phục tình trạng này là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm lời giải đáp thông qua bài viết sau đây nhé!

Trẻ em đang phát triển và học cách tự chủ trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ việc ăn cho đến việc điều khiển cơ thể của mình. Tuy nhiên đôi lúc quá trình này gặp một số vấn đề. Một trong những vấn đề thường gặp là bệnh lý đại tiện không tự chủ ở trẻ em.

Đại tiện không tự chủ ở trẻ em là gì?

Hiện tượng đi tiêu không tự chủ, hay còn được gọi là chứng són phân ở trẻ em, là khi trẻ bị són ị nhiều lần mà không có ý thức, gây ra việc phân dính trên quần của trẻ.

Phần lớn trường hợp trẻ đi tiêu không tự chủ trong ngày xuất phát từ tình trạng táo bón kéo dài. Táo bón khiến phân trở nên cứng và khó thải ra. Trạng thái này gây sưng tắc trực tràng, làm giảm khả năng cảm nhận sự hiện diện của phân và khiến phân rò rỉ, dẫn đến són ra quần của trẻ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ bị són phân mà không bị táo bón, và phần lớn các trường hợp này liên quan đến các vấn đề tâm lý.

Thông tin chung về bệnh lý đại tiện không tự chủ ở trẻ em 1
Đại tiện không tự chủ ở trẻ em có thể bắt nguồn từ vấn đề tâm lý

Ngoài những tình trạng thường gặp như són ị, trẻ ị khi ngủ và trẻ ị ra quần, rối loạn tiêu hóa có một số triệu chứng khác mà trẻ có thể trải qua như:

  • Trẻ thường đi ngoài phân lỏng;
  • Trẻ bị đau bụng;
  • Trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Trẻ bị trầy xước ở khu vực xung quanh hậu môn;
  • Trẻ thường giấu quần áo bẩn, có xu hướng tránh xa bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình;
  • Trẻ có cảm giác chán ăn.

Nguyên nhân dẫn đến chứng đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Tình trạng táo bón

Tình trạng táo bón là nguyên nhân hàng đầu khi trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc đi ngoài tự chủ. Tình trạng táo bón ở trẻ có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Việc thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn có thể gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa và làm cho phân trở nên khô khan, khó đi qua ruột.
  • Nhịn đi đại tiện do sợ: Một số trẻ có thể nhịn đi đại tiện do sợ đau hoặc không thoải mái khi đi vệ sinh, điều này có thể gây tình trạng táo bón và khó khăn trong việc đi ngoài tự chủ.
  • Uống ít nước: Thiếu nước trong cơ thể cũng là một nguyên nhân có thể góp phần vào tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ.
  • Uống quá nhiều sữa bò: Việc uống quá nhiều sữa bò có thể làm cho phân trở nên đặc và khó đi qua ruột, gây táo bón cho trẻ.
Thông tin chung về bệnh lý đại tiện không tự chủ ở trẻ em 2
Táo bón do không ăn rau là một trong những nguyên nhân gây đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Tác động của yếu tố cảm xúc

Thỉnh thoảng, yếu tố cảm xúc cũng có thể góp phần vào tình trạng đại tiện không tự chủ ở trẻ nhỏ. Các yếu tố cảm xúc có thể bao gồm:

Căng thẳng từ những sự thay đổi lớn trong cuộc sống của trẻ, như cha mẹ ly hôn hoặc mất mát của một người thân.

Những thay đổi đột ngột như việc trẻ bắt đầu đi học hoặc thay đổi chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và gây ra tình trạng đi ngoài không tự chủ.

Việc nhịn đi vệ sinh có thể làm cho phân tích tích tụ trong đại tràng. Chức năng của đại tràng là hấp thu nước và xử lý chất thải thành phân để tiêu thụ. Nếu phân tích tích tụ quá lâu trong đại tràng, nước sẽ bị hấp thu quá nhiều, làm cho phân trở nên khô, cứng và gây khó khăn trong quá trình đi ngoài. Tình trạng này, nếu kéo dài, có thể làm yếu các dây thần kinh và cơ bên trong đại tràng, gây khó khăn trong việc kiểm soát phân và dẫn đến tình trạng rò rỉ phân mà trẻ không tự ý biết đến.

Qua đó, hiểu rõ về các nguyên nhân và tác động của tình trạng táo bón và đại tiện không tự chủ là điều quan trọng để chăm sóc và giúp bé vượt qua những khó khăn trong quá trình đi ngoài tự chủ.

Cách khắc phục chứng đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Dưới đây là một số phương pháp điều trị chứng đại tiện không tự chủ ở trẻ em:

  • Tăng cường lượng chất lỏng và nước trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ để làm mềm phân.
  • Áp dụng một chế độ ăn giàu chất xơ để giảm các triệu chứng của bệnh. Hãy bổ sung cho trẻ nhiều trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu chất xơ khác.
  • Khuyến khích trẻ thực hiện vệ sinh hàng ngày ngay cả khi không có nhu cầu. Hãy cho trẻ ngồi trên bồn cầu từ 5 đến 10 phút vào các thời điểm cố định hàng ngày.
  • Sữa bò có thể là một từ phạm gây táo bón. Nếu đúng như vậy, hãy ngừng cho trẻ uống sữa bò và hỏi ý kiến bác sĩ về các loại sữa giàu canxi khác thích hợp để thay thế.
  • Tạo môi trường thoải mái cho trẻ khi đi vệ sinh.
  • Luôn giữ thái độ bình tĩnh và tích cực ngay cả khi trẻ gặp tình huống đại tiện không tự chủ. Thái độ tích cực của cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua khó khăn một cách dễ dàng, trong khi lời la mắng có thể làm tình hình trở nên xấu đi hơn.

Điều quan trọng là áp dụng những biện pháp này một cách nhất quán và kiên nhẫn để giúp trẻ khắc phục chứng đại tiện không tự chủ.

Ngăn ngừa chứng són phân ở trẻ

Để ngăn ngừa chứng đi tiêu không tự chủ ở trẻ nhỏ, có một số biện pháp quan trọng mà bạn có thể thực hiện. Trước tiên, hạn chế tình trạng táo bón bằng cách đảm bảo chế độ ăn giàu chất xơ và đủ lượng nước hàng ngày cho trẻ.

Thường xuyên tập thể dục cũng có thể giúp ngăn chặn nhiều căn bệnh, vì vậy hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất.

Đào tạo trẻ có thói quen vệ sinh tốt cũng là một biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ mắc chứng đại tiện không tự chủ ở trẻ nhỏ.

Thông tin chung về bệnh lý đại tiện không tự chủ ở trẻ em 3
Ăn nhiều rau là một phương pháp gíup ngăn ngừa chứng đại tiện không tự chủ ở trẻ em

Những trẻ nào có nguy cơ cao bị són phân?

Có một số trẻ có nguy cơ cao mắc phải chứng đi tiêu không tự chủ. Những trẻ bị táo bón mạn tính thường có nguy cơ cao hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy bệnh này thường phổ biến hơn ở nam hơn nữ. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ cao nếu trẻ:

Chứng đại tiện không tự chủ ở trẻ em có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ trẻ mắc phải bệnh này, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Nếu để lâu, bệnh có thể trở nên phức tạp hơn và yêu cầu thời gian điều trị lâu dài.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin