Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đạp xe có giảm mỡ bụng không? Cách đạp xe giảm mỡ bụng

Ngày 15/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bạn thích tập đạp xe để có vòng eo thon gọn nhưng chưa biết đạp xe có giảm mỡ bụng không? Hãy xem bài viết này để biết đi xe đạp có giảm được mỡ bụng không nhé!

Có rất nhiều cách tập luyện giúp bạn giảm mỡ bụng, liệu rằng đạp xe có phải là một trong những cách đó? Trước khi đầu tư một chiếc xe đạp để tập luyện với mục đích giảm eo, bạn nên tìm hiểu xem đạp xe có giảm mỡ bụng không? Nếu có thì tập đạp xe như thế nào để giảm được mỡ bụng hiệu quả nhất? Cùng xem lời giải là gì nhé!

Tập đạp xe có giảm mỡ bụng không?

Mỡ bụng không chỉ cản trở bạn diện những bộ đồ ôm sát cơ thể mà chúng còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra những vấn đề tiêu cực cho sức khỏe. Làm thế nào để giảm mỡ bụng hiệu quả trong thời gian nhanh nhất? Đạp xe có giúp bạn giảm cân, giảm mỡ bụng? Sự thật là đạp xe có thể đánh tan mỡ thừa ở vùng bụng.

Vì sao đạp xe có thể giảm mỡ bụng?

Nhiều người nghĩ rằng đạp xe chủ yếu dùng sức của đôi chân nên chỉ giúp giảm mỡ đùi, mỡ bắp chân. Thực tế khi thực hiện đạp xe cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhiều nhóm cơ. Ngoài đôi chân còn còn cánh tay giữ chắc ghi đông, cơ thể giữ thăng bằng và cơ mông, bụng chuyển động theo nhịp lên xuống của chân.

Trong quá trình đạp xe để giảm mỡ bụng, bạn sẽ kết hợp bài tập hít thở và hóp bụng để tăng khả năng đốt cháy calo ở bụng. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào giải đáp riêng cho câu hỏi tập xe đạp có giúp giảm mỡ bụng không, nhưng các nghiên cứu về đạp xe giảm cân đều nhắc đến tác dụng giảm mỡ vùng eo.

Cùng với các bài tập yoga giảm mỡ bụng thì đạp xe ngày càng được các chị em yêu thích bởi hiệu quả giảm béo tuyệt vời. Hơn nữa, đạp xe còn giúp giảm cân và săn chắc toàn thân. Tốc độ đạp xe trung bình trong 30 phút đốt cháy khoảng 200 - 250 calo. Nếu tập ở cường độ cao sẽ đốt cháy được 400 - 500 calo.

đạp xe có giảm mỡ bụng không 1 Câu hỏi đạp xe có giảm mỡ bụng không được giải đáp là có làm giảm mỡ bụng

Những lợi ích khác của việc đạp xe

Đạp xe không chỉ giúp giảm cân, giảm mỡ bụng mà còn tăng cường sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh tật. Theo nghiên cứu của Đại học Glasgow, đạp xe giúp giảm 41% nguy cơ tử vong sớm; giảm 45% nguy cơ ung thư và giảm 46% nguy cơ bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy đạp xe giảm 40% nguy cơ tiểu đường, tăng cường hệ miễn dịch, kéo dài tuổi thọ.

Đạp xe cũng là bài tập vận động giúp máu lưu thông và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Người bị thoát vị đĩa đệm hoặc đau lưng, đau xương khớp có thể đạp xe để hỗ trợ giảm đau, cải thiện chức năng của xương. Bài tập đạp xe cũng giúp cơ thể tiết ra các hormone mang tới cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Nhờ vậy mà bạn sẽ thấy giảm bớt căng thẳng, ngủ ngon giấc hơn.

Hướng dẫn đạp xe giảm mỡ bụng hiệu quả nhất

Đi xe đạp có giảm được mỡ bụng không còn phụ thuộc vào thời gian tập và cách thức tập luyện của bạn. Đây không phải là bài tập chuyên sâu cho vùng bụng; nếu chỉ đạp xe thông thường sẽ không dễ đạt được hiệu quả mong muốn. Bạn tham khảo hướng dẫn cách đạp xe giảm mỡ bụng đầy đủ, hiệu quả này nhé!

Tư thế đạp xe giảm mỡ bụng

Tư thế đạp xe là yếu tố quyết định đến việc đạp xe có giảm mỡ bụng không. Ngoài ra, tư thế chuẩn còn đảm bảo vóc dáng cân đối, không gây hại đến cột sống. Đây là tư thế đạp xe đúng cách nếu muốn đốt cháy chất béo ở vùng bụng:

  • Ngồi thoải mái và hướng người về trước, giữ lưng thẳng tự nhiên; không gù lưng, không lệch người để tránh tạo thói quen làm vẹo cột sống.
  • Siết cơ bụng lại trong quá trình đạp xe, kết hợp hít vào bằng mũi trong 3 giây, thở ra bằng miệng trong 3 giây.
  • Đặt lòng bàn chân tiếp xúc bàn đạp sẽ tác động mạnh lên cơ mông và bụng. Nếu đạp bằng mũi sẽ tác động lên bắp chân, đạp bằng gót tác động lên đùi.
  • Chỉnh độ cao yên xe sao cho chân duỗi thẳng khi bàn đạp ở vị trí thấp nhất. Không để yên quá thấp làm trùng chân.
đạp xe có giảm mỡ bụng không 2 Đạp xe đúng tư thế để giảm mỡ bụng nhanh nhất

Tập đạp xe trước bữa sáng

Theo nghiên cứu được công bố trên British Journal of Nutrition, tập thể dục trước khi ăn sáng giúp đốt cháy mỡ thừa nhiều hơn 20% so với tập thể dục sau ăn sáng. Vì vậy thời điểm lý tưởng nhất để đạp xe giảm mỡ bụng là buổi sáng trước khi bạn ăn sáng. Lúc này, cơ thể sẽ đốt cháy lượng chất béo tích trữ từ tối hôm trước. Lưu ý là bạn nên uống một ly nước trước khi đạp xe.

Tập đạp xe cường độ cao

Đi xe đạp có giảm được mỡ bụng không cũng phụ thuộc vào cường độ tập luyện của bạn. Theo các chuyên gia, tốc độ đạp xe giảm cân có thể lên tới 25km/h so với tốc độ trung bình là 15km/h. Đạp xe càng nhanh thì càng dễ giảm mỡ bụng. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý chọn địa điểm thông thoáng, an toàn nếu đạp xe ngoài trời. Hoặc bạn mua máy đạp xe tại chỗ để tập luyện trong nhà.

Kết hợp ăn uống khoa học

Bất kể phương pháp tập luyện giảm cân nào cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Bạn không cần cắt giảm khẩu phần ăn quá mức vì dễ gây kiệt sức khi đạp xe. Càng không được ăn uống vô độ gây tăng cân mất kiểm soát.

Bữa ăn của bạn nên có thêm nhiều rau xanh, trái cây, tăng cường uống nhiều nước. Một số thực phẩm tốt cho việc giảm mỡ bụng có thể kể đến như: Bơ, cà rốt, măng tây, cà chua, sữa chua không đường… Cần tránh các món ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo và nước ngọt có ga, đồ uống có cồn. Để hỗ trợ giảm béo bụng nhanh nhất, bạn nên kết hợp dùng thêm thực phẩm chức năng giảm cân.

đạp xe có giảm mỡ bụng không 3 Dùng thực phẩm chức năng giảm cân để hỗ trợ giảm béo bụng

Ngoài ra, bạn nên duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng đến hiệu quả giảm cân. Theo nghiên cứu, ngủ quá nhiều có tỷ lệ tăng cân nhiều hơn 21% so với ngủ vừa đủ. Thiếu ngủ khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone Ghrelin gây thèm ăn và đẩy nhanh quá trình sản xuất chất béo. Bạn nên ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày nếu muốn giảm mỡ bụng.

Những thông tin trên đã giúp bạn biết tập đạp xe có giảm mỡ bụng không? Bạn nên tập đạp xe mỗi ngày 30 phút, kết hợp bổ sung thực phẩm giảm cân sẽ sớm có vòng eo gọn gàng. Chúc bạn thành công nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm