Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Đau bụng dưới bên trái nữ có nguy hiểm hay không?

Ngày 20/09/2023
Kích thước chữ

Đau bụng dưới bên trái nữ là hiện tượng mà nhiều chị em vô tình gặp phải. Nguyên nhân của dấu hiệu này có thể đến từ nhiều ảnh hưởng khác nhau, kể cả bên trong lẫn bên ngoài. Tuy vậy chị em không nên chủ quan với tình trạng này. Đó có lẽ là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Vậy đau dưới bên trái nữ có nguy hiểm không?

Các chị em hiện nay hầu như ai cũng đã từng trải qua một hoặc nhiều lần đau bụng dưới. Mọi người sẽ thường nghĩ đây là tình trạng báo hiệu cho kỳ kinh nguyệt và thường chủ quan khi gặp phải. Vậy đau bụng dưới bên trái nữ có nguy hiểm không? Cùng tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn bạn nhé!

Đau bụng dưới bên trái nữ có nguy hiểm không?

Đau bụng dưới bên trái là triệu chứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do một căn bệnh cụ thể nào đó bên trong. Ví dụ như:

Rối loạn tiêu hóa

Khi có dấu hiệu đau âm ỉ bụng dưới bên trái ở nữ theo từng cơn. Nếu xuất hiện kèm với các triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… rất có thể bạn đang gặp các vấn đề ở đường tiêu hóa. Điển hình là rối loạn tiêu hóa.

Đau bụng dưới bên trái nữ có nguy hiểm không?  1
Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng dưới bên trái 

Viêm loét đại tràng

Đây là bệnh lý khi niêm mạc đại tràng gặp vấn đề gây ảnh hưởng không nhỏ đến trực tràng. Theo các chuyên gia nghiên cứu cho thấy 95% các trường hợp viêm loét đại tràng đều có tổn thương ở trực tràng, 20% trong số đó có biểu hiện bệnh lan rộng khắp đại tràng. Chính vì thể bạn không nên chủ quan, đặc biệt những bệnh nhân khi mắc bệnh sẽ có cảm giác đau bụng dưới bên trái, theo các mức độ khác nhau, khi thì âm ỉ khi thì quằn quại dữ dội. Khi đi ngoài có phân lỏng lẫn máu. Bên cạnh đó còn xuất hiện các triệu chứng sốt, thiếu máu, huyết áp tăng giảm bất thường…

Bị viêm bàng quang

Tình trang viêm bàng quang xảy ra khi có dấu hiệu đau bụng dưới, do bàng quang bị nhiễm khuẩn cấp tính. Không những thế bệnh còn đi kèm với các triệu chứng như tiểu nhiều, tiểu buốt, đôi khi tiểu ra máu. Vì vậy, bạn cần nên cẩn trọng hơn khi bị đau bụng dưới âm ỉ kéo dài.

Dấu hiệu cảnh báo về sinh sản

Việc xảy ra tình trạng đau bụng dưới bên trái còn liên quan đến hệ sinh sản của người phụ nữ. Các trường hợp thường thấy như: Mang thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang…

Đau bụng dưới bên trái nữ có nguy hiểm không?  2
Dấu hiệu cảnh báo về sinh sản khi bị đau bụng dưới bên trái ở nữ

Vấn đề từ hệ bài tiết

Khi bị đau bụng dưới bên trái rất có thể bạn đang gặp các vấn đề về sỏi tiết niệu. Hiện tượng này xảy ra do sỏi kết lại ở thận và ống niệu. Từ đó bạn sẽ xuất hiện các cơn đau bụng dưới bên trái. Ngoài ra còn đi kèm với các dấu hiệu khác như: Tiểu buốt, tiểu ra máu, nôn ói… hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Trong trường hợp khác có thể bạn đang bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bao gồm viêm thận bể thận mạn, viêm thận bể thận cấp, viêm niệu đạo… Nước tiểu của bạn sẽ đục hơn và có mùi hôi hơn bình thường khi bị bệnh này.

Viêm vùng chậu

Một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm vùng chậu chính là vô sinh. Bệnh có thể gây tổn thương lên tử cung lẫn buồng trứng. Bên cạnh đó những dấu hiệu kèm theo của bệnh là dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ…

Những cách làm giảm đau bụng dưới bên trái nữ

Để làm giảm cơn đau một cách hiệu quả, bạn nên xác định rõ bản thân bị đau bụng dưới xuất phát từ nguyên nhân nào. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người sẽ có các phương pháp giảm đau như sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, việc bổ sung nước đủ cho cơ thể cũng giúp cho hệ bài tiết của bạn được cải thiện hơn. Có thể sử dụng thêm các loại trà thảo mộc, trà gừng ấm để xoa dịu cơn đau bụng.
  • Hạn chế ăn các thức ăn gây đầy hơi, khó tiêu, đặc biệt là những thức ăn lên men, có vị cay nóng…
  • Tăng cường bổ sung chất xơ có trong rau xanh, trái cây trong thực đơn hằng ngày. Việc này giúp hệ tiêu hoá của bạn hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng táo bón xảy ra.
  • Hạn chế dùng những thực phẩm lạnh khi bị đau bụng, giữ ấm cơ thể, dùng túi chườm nóng để làm giảm cơn đau một cách hiệu quả.
  • Nên chia những bữa ăn trong ngày thành những bữa nhỏ để hạn chế các áp lực gây lên dạ dày.
  • Bên cạnh đó, bạn nên duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Đau bụng dưới bên trái nữ có nguy hiểm không?  3
Hạn chế dùng những thực phẩm lạnh khi bị đau bụng dưới

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Hầu như các cơn đau bụng dưới sẽ xuất hiện khoảng từ 2 - 3 ngày. Tuy nhiên nếu xuất hiện các dấu hiệu sau đây, rất có thể bạn đang gặp các vấn đề nghiêm trọng khác:

  • Cơn đau xuất hiện bất ngờ, đau quằn quại, gây khó chịu cho người bệnh.
  • Đau bụng kèm sốt.
  • Phân có lẫn máu, tiểu ra máu.
  • Nôn mửa.
  • Vàng da.
  • Các triệu chứng ngày càng nặng hơn trong nhiều ngày.

Như vậy có thể thấy, đau bụng dưới bên trái nữ không chỉ là các vấn đề liên quan đến sinh sản mà còn là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì thể bạn không nên chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu bất thường, để sớm phát hiện và nhanh chóng điều trị.

Xem thêm: Đau bụng lạnh người toát mồ hôi do đâu?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.