Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe. Đau bụng trên rốn có nguy hiểm không? Bạn xem giải đáp về hiện hiện tượng đau bụng ở phía trên rốn nhé!
Đau bụng trên rốn còn được gọi là đau vùng thượng vị. Hầu hết các trường hợp đau vùng thượng vị đều liên quan đến dạ dày, tá tràng. Một số trường hợp là biểu hiện vấn đề về tiết niệu, gan, mật. Đau bụng vùng trên rốn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cảm giác đau khác nhau tùy vào nguyên nhân gây ra. Dưới đây là 9 cảnh báo về sức khỏe đối với người bị đau bụng phía trên rốn và gợi ý cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà đơn giản nhất.
Trong đường ruột luôn chứa khí, thường được thoát ra ngoài bằng đường ợ hơi hoặc xì hơi qua hậu môn. Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng đường ruột tích tụ nhiều khí. Nó khiến bụng trên rốn căng tức, có thể phình to hơn bình thường và cảm thấy khó chịu, đau từng cơn. Đây cũng là một dạng của rối loạn tiêu hóa, thường đi kèm với triệu chứng khó tiêu, chán ăn.
Nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi chủ yếu do thói quen ăn uống chưa khoa học. Có thể kể đến như: Thường xuyên ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, thực phẩm tươi sống, uống nhiều nước ngọt có ga… Đau bụng vùng trên rốn khi bị đầy hơi, khó tiêu không quá nghiêm trọng nếu không kèm theo sốt, nôn mửa hoặc đau dữ dội. Cơn sau có thể tự biến mất sau vài giờ.
Viêm dạ dày có thể gây đau ở những vị trí khác nhau trong ổ bụng. Nhưng phổ biến nhất là đau vùng thượng vị - bụng trên rốn, đau bụng trên rốn từng cơn. Các cơn đau xuất hiện theo chu kỳ, đau âm ỉ rồi đến dữ dội, kèm theo triệu chứng khác như: Nóng rát, cồn cào, ợ chua, buồn nôn... Đau dạ dày vùng bụng trên rốn sẽ tồi tệ hơn khi ăn no hoặc khi quá đói. Để điều trị thì cần chẩn đoán và có phác đồ phù hợp.
Đây là bệnh lý nhiễm trùng ở đường tiêu hóa do bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Viêm dạ dày ruột gây đau bụng trên rốn buồn nôn, tiêu chảy,... Cơn đau bụng thường giảm hẳn sau khi đi đại tiện. Một số biểu hiện khác có thể xuất hiện như đau đầu, chóng mặt, đi tiểu ít. Hiện tượng tiêu chảy kéo dài của viêm dạ dày ruột làm cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải gây tụt huyết áp.
Viêm ruột thừa là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Biểu hiện ban đầu của viêm ruột thừa là đau bụng xung quanh rốn, bao gồm cả vùng bụng trên rốn. Sau đó, cơn đau mới lan dần xuống bụng dưới. Tình trạng viêm nhiễm ở ruột thừa diễn biến rất nhanh, đặc biệt là viêm ruột thừa cấp. Trong vòng 24 giờ nếu không điều trị có thể gây hoại tử và vỡ ruột.
Sỏi mật là hiện tượng hình thành những viên sỏi trong ống mật hoặc túi mật. Ban đầu, sỏi có kích thước nhỏ như hạt cát sau đó lớn dần bằng quả bóng bàn. Khi sỏi làm viêm ống mật hoặc túi mật, người bệnh sẽ có triệu chứng buồn nôn, nôn, đổ nhiều mồ hôi, sốt cao và đau bụng âm ỉ đến quặn thắt. Tình trạng đau bụng ở sỏi mật có thể xảy ra ở vùng thượng vị hoặc mạn sườn bên phải.
Vị trí của gan và tuyến tụy nằm ở bụng trên phía bên phải. Bụng trên rốn bị đau cũng có thể liên quan tới các bệnh lý về gan, tuyến tụy. Bên cạnh hiện tượng đau bụng, người bệnh còn có một số dấu hiệu khác để nhận biết như: Nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc vàng mắt, phân nhạt màu hoặc màu trắng, buồn nôn, nôn... Để chẩn đoán và điều trị chính xác bệnh thì bạn cần phải đi khám.
Tắc ruột là tình trạng ruột bị phù nề hoặc dính dị vật gây tắc nghẽn, cản trở thực phẩm đi qua đường ruột. Tắc ruột gây đau bụng dữ dội ở vùng trên hoặc xung quanh rốn, kèm theo hiện tượng bụng căng cứng, khó tiêu, táo bón. Người bệnh có thể nôn ra dịch mật màu vàng lục. Nếu không cấp cứu kịp thời, tắc ruột sẽ gây rách ruột hoặc nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Cảm giác đau tức, khó chịu, đau bụng trên rốn là một trong những triệu chứng của ung thư dạ dày. Bệnh xảy ra khi các tế bào ở dạ dày tăng trưởng bất thường tạo thành khối u. Ban đầu, các khối u nằm ở niêm mạc dạ dày. Khi tiến triển nặng, chúng xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày và lan ra xung quanh. Cơn đau bụng xuất hiện ngày càng trầm trọng, kèm theo sụt cân, sưng bụng.
Nhiễm giun là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Khi bị nhiễm giun, bụng sẽ đau quặn từng cơn ở phía dưới hoặc trên rốn. Người bệnh bị đầy hơi, lợm giọng buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài ra máu. Nhiễm giun ở trẻ khiến bụng phình to, ngứa ngáy hậu môn. Ở người lớn, nhiễm giun kèm theo dấu hiệu da xanh xao, dễ lo âu, giảm tập trung.
Các loại giun ký sinh ở đường ruột thường gặp nhất là: Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun sán. Trong đó, giun đũa có thể gây tắc ruột, viêm ruột thừa. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ xét nghiệm phân hoặc siêu âm, chụp X-quang, nội soi. Hầu hết các trường hợp nhiễm giun đều có thể điều trị bằng thuốc tẩy giun. Một số trường hợp nặng, bác sĩ sẽ làm phẫu thuật để lấy giun ra ngoài.
Bên cạnh những cảnh báo kể trên, đau bụng phía trên rốn còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác như:
Đau bụng trên rốn có nguy hiểm không, điều trị như thế nào còn tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc giảm đau hoặc thử áp dụng cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà được chia sẻ bên trên. Những bệnh lý nặng sẽ cần can thiệp bằng phẫu thuật, chẳng hạn như mổ cắt ruột thừa hoặc mổ lấy giun. Khi bị đau bụng vùng trên rốn kéo dài hoặc đau dữ dội, bạn nên chủ động thăm khám nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.