Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau cẳng tay là vấn đề khiến nhiều người gặp phải lo lắng. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách điều trị hiệu quả qua bài viết sau đây!
Tình trạng đau cẳng tay gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, khi gặp những cơn đau này, hầu hết mọi người đều vô cùng lo lắng. Liệu cẳng tay đau nhức có phải triệu chứng của bệnh lý nào không? Điều trị tình trạng này tại nhà như thế nào để giảm đau hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho những thắc mắc này.
Cẳng tay là phần xương nối giữa khuỷu tay và cổ tay. Đau cẳng tay là tình trạng xuất hiện những cơn đau nhức do tổn thương ở xương, dây chằng, dây thần kinh. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà thời gian của cơn đau cũng như mức độ đau nhức có thể khác nhau. Một số dấu hiệu đi kèm tình trạng đau cẳng tay thường thấy là:
Nhiều người thắc mắc về nguồn gốc của cơn đau cẳng tay. Trên thực tế, những cơn đau có thể là biểu hiện sinh lý thông thường. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Những nguyên nhân chủ yếu làm cẳng tay bị đau là:
Việc cẳng tay bị đau thường xuất hiện ở những người già hoặc người trẻ có lối sống thiếu khoa học. Lý do là vì bệnh viêm khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp đã làm mòn sụn, khiến các xương cọ xát vào nhau khi cử động, từ đó gây ra cảm giác đau đớn từ trong xương.
Thói quen nằm ngủ đè lên tay hay gối đầu lên cẳng tay khiến cơ và mạch máu bị chèn ép. Bên cạnh đó, việc mang vác vật nặng hoặc vận động quá sức cũng có thể làm căng cơ. Điều này sẽ gây nên những cơn đau nhức, thậm chí kèm theo cảm giác tê bì, ngứa ran ở cẳng tay. Thông thường, tình trạng này sẽ chỉ kéo dài trong vài ngày.
Ống cổ tay là một khoang rỗng nằm ở giữa cẳng tay và lòng bàn tay. Chạy dọc theo nó là dây thần kinh giữa, có nhiệm vụ điều khiển các cảm nhận và vận động ở bàn tay. Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh này bị chèn ép. Từ đó tạo nên các cơn đau ở cánh tay, đặc biệt là cẳng tay. Lâu dần, nó sẽ khiến việc cầm nắm trở nên khó khăn.
Những chấn thương bao gồm: Gãy xương cẳng tay, trật khớp, tổn thương dây chằng như bong gân,... cũng gây nên cảm giác đau nhức ở cẳng tay. Các vận động viên tennis, bóng bàn, golf,... thường gặp phải vấn đề này do đặc thù của môn thể thao cần phải cầm nắm vợt và gậy trong thời gian dài.
Nhìn chung, việc điều trị đau cẳng tay phụ thuộc phần lớn vào tình trạng bệnh. Nếu những cơn đau ở mức độ nhẹ, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, khi vấn đề trở nên trầm trọng, bạn nên sử dụng thuốc và đi khám bác sĩ. Một số phương pháp đang được áp dụng là:
Chườm lạnh thường được ưu tiên trong thời gian đầu, sau khi xuất hiện những cơn đau ở cẳng tay. Việc này có tác dụng hạn chế máu lưu thông đến khu vực bị tổn thương, ngăn ngừa tình trạng sưng tấy. Đồng thời làm tê liệt dây thần kinh, giảm cảm giác đau nhức. Bên cạnh đó, chườm nóng sẽ được áp dụng để giảm co thắt cơ, đẩy mạnh quá trình phục hồi.
Ngoài việc thư giãn để cẳng tay có thời gian nghỉ ngơi, tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng để giãn cơ cũng giúp giảm đau cẳng tay hiệu quả. Đó là các bài tập cẳng tay, kéo giãn cổ tay, uốn cong khuỷu tay. Đây đều là các động tác đơn giản mà bạn có thể tự thực hành tại nhà.
Tình trạng đau cẳng tay kéo dài có thể đến từ bệnh viêm gân, viêm cơ. Vì thế, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm cortisone và thuốc giảm đau paracetamol, aspirin để giảm những cơn đau nhức. Tuy nhiên, quá trình này cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng do sử dụng quá liều.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi tất cả các phương pháp trên và vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả. Khi cần phẫu thuật nghĩa là tình trạng đau cẳng tay đã trở nên nghiêm trọng và có ảnh hưởng tới cả những cơ quan khác.
Khi đã hiểu về những nguyên nhân gây ra đau nhức, bạn có thể lưu ý một số điều sau trong quá trình sinh hoạt và vận động để phòng tránh tình trạng này. Cụ thể:
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và các phương pháp điều trị đau cẳng tay đang được nhiều người sử dụng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về vấn đề mà mình đang mắc phải và tìm ra hướng điều trị phù hợp!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.