Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau chi ma là cảm giác đau tại bộ phận đã không còn trên cơ thể, nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là cảm giác đau trong tâm lý sau khi cắt bỏ tay chân có nguồn gốc từ hệ não bộ truyền tín hiệu xuống khắp cơ thể.
Người phải mất đi tay chân của mình bên cạnh những khó khăn hàng ngày trong cuộc sống thì họ còn phải chịu đựng cảm giác đau âm ỉ bắt nguồn từ tủy sống và não bộ từ lúc cắt bỏ đi bộ phận cơ thể của mình. Nếu không có biện pháp can thiệp thì có thể bệnh nhân sẽ phải chịu đựng nhiều cơn đau nhói, thậm chí có nhiều trường hợp dẫn đến trầm cảm. Để hiểu hơn về hiện tượng đau chi ma, mời mọi người cùng xem qua bài viết dưới đây nhé.
Đau chi ma xảy ra ở những người đã phẫu thuật cắt cụt chi, thường là những thương binh sau chiến tranh dù đã dùng morphin liều cao, nhưng họ vẫn phải ngày đêm chịu đựng đau đớn.
Đau chi ma còn gọi là “đau ảo” khi các mô cơ thể đã lành sẹo và người bệnh sẽ có cảm giác bất thường khó chịu tại các vùng cơ thể không còn tồn tại. Bên cạnh đó bệnh nhân còn bị rối loạn cảm giác được mô tả như bỏng rát, co rút, đau nhói ở một vị trí bất thường trong các ống tay, ống chân với những cơn đau từ nhẹ đến đau nhói liên tục, tuy nhiên phần lớn các trường hợp có thể tự hết sau vài ngày hoặc vài tuần.
Người bệnh bị cắt cụt chân tay do nhiều nguyên nhân như chấn thương, tai nạn hoặc bệnh lý đều có biểu hiện đau âm ỉ kéo dài, cảm giác này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người đó, thậm chí dẫn đến bệnh trầm cảm.
Vì sao người bệnh vẫn có cảm giác đau tại vùng cơ thể bị mất, vì lúc này não bộ sẽ truyền tính hiệu qua các dây thần kinh cảm giác tại chỗ đau nhưng vị trí đó đã không còn nữa, nên sẽ gây ra sự đau đớn như bị tổn thương khi chi chưa cắt, cụ thể các trường hợp bao gồm:
Sau khi cắt chi thì việc tìm bộ phận giả khác tương thích với cơ thể của từng người bệnh, đòi hỏi nhiều thời gian để thử nghiệm. Hơn nữa việc mang chân giả sau khi cắt cụt tay chân còn ảnh hưởng đến tâm lý, khi các bộ phận không phù hợp thì người bệnh sẽ cảm thấy bị kích thích và có thể phát triển thành “cơn đau ma”.
Khi các dây thần kinh bị tổn thương từ vết mổ và phát triển bất thường thì sẽ xuất hiện cơn đau mỏm cụt. Lúc này các đầu dây thần kinh đã bị tổn thương, sẽ tạo thành u thần kinh nội tiết ở các mỏm cụt và cảm giác đau đớn này sẽ mức độ đau sẽ càng tăng lên nhiều hơn về đêm.
Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để lý giải vì sao cơn đau chi ma lại xảy ra ở nhiều bệnh nhân trước khi cắt cụt tay chân, theo đó não sẽ tự lưu giữ một phần ký ức về cơn đau nếu tay chân đã từng có giai đoạn vị chấn thương, rồi gửi tín hiệu đau khắp cơ thể.
Để cải thiện các cơn đau chi ma, đầu tiên bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc, sau đó áp dụng các biện pháp không xâm lấn như châm cứu, nặng hơn có thể tiêm chích hoặc cấy ghép thiết bị khác và phẫu thuật sẽ là giải pháp cuối cùng.
Người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài để thử nhiều loại thuốc khác nhau để tìm ra loại phù hợp với cơ địa của mình, mặc dù không thể chữa trị dứt điểm nhưng các cơn đau có thể cải thiện đáng kể nhờ sử dụng các loại thuốc như sau:
Khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả thì các liệu pháp xâm lấn sẽ được chỉ định để giảm các cơn đau ảo cho một số bệnh nhân như châm cứu, kích thích tủy sống và kích thích từ xuyên sọ lặp lại.
Phẫu thuật sẽ là giải pháp nếu các phương pháp trên không có kết quả, bằng cách kích thích vỏ não hoạt động kết hợp với kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ được bác sĩ thực hiện để định vị các điện cực chính xác, đây sẽ là một lựa chọn đầy khả quan cho nhiều bệnh nhân.
Qua bài viết trên hy vọng đã cung cấp đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích xoay quanh cảm giác đau chi ma, qua đó mọi người có thể hiểu được rằng đau chi ma là cảm giác đau dai dẳng, mất rất nhiều thời gian để cải thiện và đòi hỏi sự kiên nhẫn ở người bệnh. Do đó nếu phương pháp hiện tại không có hiệu quả thì đừng vội bỏ cuộc mà hãy thử một giải pháp khác nhé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.