Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Táo bón là hiện tượng khá thường gặp song khi tình trạng này trở nặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng bạn không nên bỏ qua.
Nếu bạn bỏ qua những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng khôn lường liên quan đến đường tiêu hóa, khiến việc chữa trị về sau gặp rất nhiều khó khăn. Hãy điểm mặt những “tín hiệu” của cơ thể cho thấy cần có sự can thiệp kịp thời khi gặp tình trạng này.
Dưới đây là dấu hiệu mà bạn cần đặc biệt lưu ý, khi có biểu hiện cần đi khám ngay để tìm cách trị táo bón càng sớm càng tốt.
Đường tiêu hóa bất thường là những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng rõ nét nhất. Bạn không nên bỏ qua những tín hiệu của bệnh này như:
Ngoài những khó chịu ở đường tiêu hóa, người bị táo bón nặng còn có những dấu hiệu ở toàn thân như:
Tâm trạng lo âu, mệt mỏi: Khi bị táo bón nặng thường có cảm giác buồn bực, chán nản, mệt mỏi do mỗi lần đi đại tiện, phân cứng, khuôn phân to làm tổn thương trực tràng, đau hậu môn, gây ra những khó chịu, căng thẳng, mệt mỏi. Việc tái hấp thu các chất cặn bã từ phân vào máu cũng khiến cơ thể bị nhiễm độc, làm cho cơ thể mệt mỏi, đầu óc thiếu minh mẫn và có thể thêm chứng lo âu, chán nản. Ngoài ra, với những trẻ mắc bệnh táo bón sẽ thường xuyên quấy khóc do khó chịu trong cơ thể.
Nổi mề đay: Táo bón trong ruột sinh ra các loại khí độc hại làm ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, từ đó gây ra chứng dị ứng, gây phát ban và nổi mề đay.
Khi bạn gặp những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do các yếu tố sau:
Nhiều người thường không có thói quen uống đủ nước mỗi ngày, khiến tình trạng táo bón gia tăng. Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, thận, thường có tâm lý lười uống nước, khiến bệnh táo bón nặng hơn.
Khi cơ thể ít vận động, các cơ quan bên trong làm việc không hiệu quả. Ví dụ như những người lớn tuổi thường ít vận động nên khớp gối dễ bị đau, chân tay cũng trở nên yếu hơn, khó hoạt động mạnh, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón.
Chất xơ không chỉ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với sự phát triển của cơ thể mà còn có liên quan mật thiết đến sự chuyển hóa thức ăn và đào thải phân ra bên ngoài. Do đó, nếu cơ thể không được cung cấp đủ chất xơ như hoa quả, rau xanh… rất dễ bị táo bón nặng.
>>> Xem thêm: Bổ sung chất xơ hòa tan từ cốm vi sinh Bio-acimin Fiber (hộp 30 gói)
Một số thuốc chữa bệnh sẽ có thành phần gây nên tác dụng phụ ngoài ý muốn, trong đó có táo bón. Có thể kể đến một số loại thuốc như điều trị niêm mạc dạ dày, thuốc nhuận tràng, thuốc có chứa chất tanin, thuốc chống trầm cảm...
Đây là một thói quen xấu mà nhiều người thường mắc phải. Đặc biệt là ở những người mắc bệnh trĩ bởi họ thường có tâm lý e ngại đi đại tiện vì sợ hậu môn chảy máu hoặc đau rát. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến bệnh trầm trọng hơn do nhịn đi đại tiện kéo dài liên tục trong một thời gian dài làm cho phân bị tích trữ dần dần và gây ra bệnh táo bón.
Để ngăn ngừa và điều trị bệnh táo bón hiệu quả, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau đ ây trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày.
>> Hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả với Duphalac 667g/l - Lựa chọn hàng đầu cho sức khỏe ruột của bạn!
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, nguyên nhân của tình trạng này cũng như giải pháp ngăn ngừa, điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh gây nên những ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, khiến cơ thể suy nhược, xanh xao, yếu ớt, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng, tránh những hệ lụy không mong muốn.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.