Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Táo bón ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến nhưng đôi khi chúng vẫn khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy bé 10 tháng bị táo bón phải làm sao? Bài viết này sẽ chia sẻ một số mẹo nhỏ giúp mẹ giải quyết tình trạng táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi.
Táo bón ở trẻ em 10 tháng tuổi thường khiến bé khó chịu, quấy khóc, kém ăn. Táo bón kéo dài hoặc tái diễn thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Khi biết nguyên nhân, biểu hiện sớm của tình trạng táo bón, cha mẹ sẽ biết áp dụng cách điều trị phù hợp. Nếu chưa biết bé 10 tháng bị táo bón phải làm sao, đừng bỏ qua những thông tin này.
Táo bón ở trẻ 10 tháng tuổi là tình trạng khá thường gặp. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ độ tuổi này:
Ở giai đoạn 10 tháng tuổi, hầu hết trẻ đã dần quen với chế độ ăn dặm. Tuy nhiên, chế độ ăn uống không hợp lý có thể khiến trẻ bị táo bón. Điển hình nhất là thiếu chất xơ trong các bữa ăn chính và phụ. Nếu bé không được cung cấp đủ lượng chất xơ từ rau xanh, trái cây, phân sẽ trở nên cứng và khó đẩy ra ngoài.
Từ 6 tháng tuổi, khi bắt đầu ăn dặm là trẻ sơ sinh đã có thể uống nước. Nhu cầu nước của trẻ trong giai đoạn 6-12 tháng khoảng 125 - 250ml nước/ngày (từ nửa ly đến một ly). Khi bé uống ít nước, phân sẽ bị khô và gây táo bón.
10 tháng tuổi, hầu hết trẻ đã biết bò, đứng, chập chững biết đi. Vận động giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở trẻ. Nếu bé 10 tháng ít vận động, phân sẽ lưu lại trong ruột lâu hơn và gây táo bón.
Mặc dù ở giai đoạn này, lượng sữa trẻ uống hàng ngày đã giảm nhưng sữa vẫn là một phần trong chế độ ăn uống của trẻ.
Trẻ uống sữa công thức thường dễ bị táo bón hơn sữa mẹ. Nguyên nhân do sữa công thức thường chứa tỷ lệ đạm casein cao hơn đạm whey. Casein có thể tạo thành các cục sữa đông trong dạ dày, khó tiêu hóa hơn và có thể dẫn đến táo bón.
Ngoài ra, thành phần sữa công thức có thể chứa các loại chất béo khó tiêu hóa. Khi mẹ thay đổi đột ngột loại sữa công thức mới cho trẻ có thể khiến hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi dẫn đến táo bón.
Ngoài những nguyên nhân trên, một số trẻ bị táo bón do không có thói quen đại tiện cố định. Việc không hình thành thói quen đi đại tiện cố định có thể khiến bé lười đi đại tiện và dẫn đến táo bón.
Một nguyên nhân khác là do trẻ uống thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và dẫn đến táo bón. Cuối cùng, một số trẻ mắc các bệnh lý như bệnh Hirschsprung, dị tật hậu môn trực tràng, cường giáp,... cũng có thể bị táo bón.
Trước khi giải đáp thắc mắc bé 10 tháng bị táo bón phải làm sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những biểu hiện khi trẻ bị táo bón. Các dấu hiệu táo bón sẽ khác nhau ở từng trẻ và ở mức độ táo bón nhẹ hay nặng. Có thể kể đến những biểu hiện thường gặp nhất như:
Mỗi bé có một chế độ ăn và thói quen đi đại tiện khác nhau. Vì vậy, để đánh giá chính xác tình trạng táo bón ở bé, mẹ cần theo dõi kỹ các biểu hiện của bé trong một thời gian nhất định.
Trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Táo bón ở trẻ em có thể được cải thiện bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng cho trẻ 10 tháng tuổi:
Điều trị táo bón cho trẻ dưới 1 tuổi bằng thay đổi chế độ ăn uống là cách an toàn nhất. Trong các bữa ăn dặm của bé, mẹ hãy bổ sung nhiều rau xanh, nhất là các loại rau giúp nhuận tràng như mồng tơi, rau lang.
Một số loại trái cây giàu chất xơ như chuối, lê, táo, bơ, mận,… cũng có thể hữu ích trong trường hợp này. Ngoài ra, mẹ cũng hãy cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Nếu xác định nguyên nhân gây táo bón do sữa công thức, mẹ nên đổi loại sữa có hàm lượng chất xơ cao, bổ sung lợi khuẩn, có loại đạm và chất béo dễ tiêu.
Bé 10 tháng bị táo bón phải làm sao? Cha mẹ hãy khuyến khích bé vận động thường xuyên như bò, trườn, tập thể dục nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Vận động thường xuyên không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể của trẻ. Bạn cũng hãy tập cho trẻ thói quen đi đại tiện cố định vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày.
Ngoài những cách trên, cha mẹ có thể áp dụng một số cách chữa táo bón khác. Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ có thể áp dụng ngay cách xoa bụng chữa táo bón. Bạn hãy massage bụng nhẹ nhàng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ, kích thích nhu động ruột để bé dễ dàng đại tiện hơn.
Ngâm hậu môn bé trong nước ấm khoảng 10-15 phút có thể giúp giãn cơ vòng hậu môn. Từ đó giúp bé đại diện dễ hơn, giảm cảm giác đau đớn khó chịu. Mật ong có thể kích thích cơ vòng hậu môn, giúp bé dễ dàng rặn và đẩy phân ra ngoài. Bôi mật ong vào hậu môn cũng là một cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian khá an toàn bạn có thể áp dụng.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé thông qua các loại men vi sinh. Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và cải thiện chứng táo bón.
Bé 10 tháng bị táo bón phải làm sao đến đây có lẽ bạn đã biết. Nhiều trường hợp táo bón ở trẻ có thể được cải thiện bằng các cách trên. Tuy nhiên cũng có những trẻ cần được đưa đi khám kịp thời như: Trẻ bị táo bón kéo dài, thường xuyên tái phát, trẻ đã được chữa táo bón bằng những cách trên nhưng không hiệu quả, trẻ chậm lớn, mệt mỏi do táo bón.
Đặc biệt, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng khác như: Đau bụng, sốt, nôn mửa, máu trong phân, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ sớm.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm mềm phân để giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn. Nếu táo bón của bé do các bệnh lý tiềm ẩn gây ra, trẻ cần được điều trị các bệnh lý đó mới có thể chữa táo bón triệt để và đảm bảo sức khỏe.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu táo bón ở trẻ cũng như biết bé 10 tháng bị táo bón phải làm sao. Trong hầu hết trường hợp, táo bón ở bé 10 tháng tuổi có thể được cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường vận động và bổ sung đủ nước. Nếu tình trạng táo bón kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác, mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.