Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị táo bón không nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh, khi nguyên nhân chính xuất phát từ chế độ ăn uống và sinh hoạt mỗi ngày không hợp lý, dẫn đến việc đi đại tiện khó khăn và đau rát vì phân khô và cứng.
Dù là người lớn hay trẻ em cũng đều bị táo bón do ảnh hưởng lớn từ chế độ ăn uống mỗi ngày, dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống, nhưng tình trạng này có thể khắc phục bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Vậy thực tế bị táo bón không nên ăn gì là tốt nhất? Bài viết sau sẽ có câu trả lời gửi đến bạn.
Táo bón là tình trạng đại tiện khó khăn khi phân khô cứng, thời gian đi lâu, buồn đi nhưng phải rặn mạnh phân mới ra và nhiều ngày đi một lần. Thực tế tình trạng này chỉ diễn ra ít ngày và kết thúc trong vài ngày, nhưng nếu thường xuyên bị táo bón có thể là biểu hiện cảnh báo các bệnh như suy giáp trạng, bệnh đại tràng, suy nhược cơ thể,...
Mặc dù táo bón có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt người lớn hay trẻ nhỏ nhưng dưới đây là 3 nhóm người dễ bị táo bón nhất:
Người lớn tuổi: Vì chức năng tiêu hóa suy giảm, ít vận động nên dẫn đến tình trạng táo bón.
Nhân viên văn phòng: Người ngồi nhiều, ít hoạt động và không đảm bảo nguyên tắc ăn uống khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh.
Phụ nữ mang thai và sau sinh: Do có sự thay đổi lớn về nội tiết tố, chế độ ăn uống nhiều dinh dưỡng so với khuyến cáo cũng là nguyên nhân gây táo bón.
Trừ những trường hợp táo bón do mắc bệnh lý, phần lớn những người bị táo bón đều có thể cải thiện qua việc thay đổi chế độ dinh dưỡng mỗi ngày vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường ruột như chế độ ăn thiếu chất xơ và giàu chất béo bão hòa cũng là nguyên nhân khiến chứng táo bón ngày càng nghiêm trọng. Dưới đây là một số thực phẩm để trả lời cho câu hỏi khi bị táo bón không nên ăn gì, cụ thể:
Món đầu tiên trả lời câu hỏi bị táo bón không nên ăn gì đó là thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích, thịt hộp,... vì chứa nhiều chất bảo quản, ít chất xơ nhiều chất béo có thể làm mất cân bằng chất lỏng và khiến quá trình tiêu hóa bị trì hoãn, tăng khả năng bị táo bón.
Thực phẩm tiếp theo không nên ăn khi bị táo bón đó là các món chiên xào nhiều dầu mỡ không cung cấp chất xơ, ngược lại nhiều chất béo có hại cho sức khỏe và hệ tiêu hóa như gà rán, khoai tây chiên,... làm tăng nguy cơ béo phì, thừa cân.
Các loại thịt chứa nhiều mỡ cần hạn chế đó là thịt gia súc hoặc gia cầm, tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng chất béo bão hòa khiến triệu chứng táo bón ngày càng nghiêm trọng hơn.
Thay vì ăn nhiều thịt chứa mỡ, bạn có thể kết hợp với các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh trong bữa ăn của mình.
Không thể phủ nhận vai trò của sữa và những chế phẩm từ sữa đối với sức khỏe, nhưng nếu tiêu thụ quá mức cho phép sẽ vô tình làm hại sức khỏe như gây táo bón, vì các thực phẩm này giàu đạm dẫn đến chướng bụng, đầy hơi. Vì thế nếu muốn tiêu thụ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về hàm lượng cho phép để phát huy tối đa lợi ích đối với sức khỏe.
Thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo,... khiến táo bón phát triển nghiêm trọng, do đó cần hạn chế dung nạp các thực phẩm chứa đường hóa học trong sinh hoạt hằng ngày.
Món ăn tiếp theo người bị táo bón cần tránh đó là các thức ăn cay nóng vì có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, tăng khả năng bị hội chứng ruột kích thích và làm táo bón xuất hiện, gây khó khăn và đau rát hậu môn khi đi đại tiện.
Các thực phẩm giàu carbs tinh chế hay tinh bột tinh chế như phở, hủ tiếu, cơm,... sẽ không chứa chất xơ, đồng thời sẽ chuyển hóa thành đường nên sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Tiêu thụ quá nhiều muối trong thời gian dài có thể khiến ruột rút nước để cân bằng nồng độ muối trong máu, làm giảm lượng nước trong phân, khiến phân khô cứng và gây táo bón nghiêm trọng.
Trứng giàu protein nhưng nếu tiêu thụ quá mức cũng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì chứa ít chất xơ, làm táo bón nghiêm trọng. Do đó thay vì loại bỏ trứng ra khỏi thực đơn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng tiêu thụ phù hợp.
Các thực phẩm hoặc đồ uống chứa cồn chắc chắn sẽ là thực phẩm cần tránh khi bị táo bón, việc tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng lượng chất lỏng đào thải qua nước tiểu và gây ra những thay đổi tiêu cực ở đường ruột, khiến việc đại tiện gặp khó khăn.
Mặc dù táo bón có thể cải thiện thông qua điều chỉnh dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, nhưng riêng các trường hợp táo bón kéo dài hoặc kèm biểu hiện đau rát khi đại tiện, bệnh nhân cần được thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bên cạnh việc hạn chế một số thực phẩm khi bị táo bón và để quá trình điều trị táo bón đạt hiệu quả, dưới đây là một số cách được nhiều chuyên gia đưa ra bạn có thể tham khảo:
Cần đáp ứng từ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày dưới nhiều hình thức khác nhau như nước lọc, nước ép, nước canh,... để phân mềm ra, không bị khô cứng và dễ đi đại tiện hơn.
Để triệu chứng táo bón được cải thiện, việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý theo khoa học là rất cần thiết, thêm nữa bạn có thể chia nhỏ bữa ăn từ 4 - 5 bữa/ngày và ăn một hũ sữa chua trước khi ngủ để tăng lợi khuẩn đường ruột.
Không nên nhịn đại tiện khi muốn đi, thêm nữa cần xây dựng thói quen đi đại tiện trong một khung giờ nhất định trong ngày sáng hoặc chiều, mẹo nhỏ nên uống 1 ly nước vào buổi sáng để kích thích nhu động ruột đi vệ sinh vào buổi sáng.
Đặc biệt trong lúc đi đại tiện bạn cần giữ tinh thần thoải mái nhất, bên cạnh đó cần duy trì thói quen tập thể dục, vận động mỗi ngày để phục hồi và cải thiện chứng táo bón tốt nhất.
Trước những khó khăn mà táo bón gây ra cũng như sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sau khi biết được câu trả lời khi bị táo bón không nên ăn gì, mọi người cần chủ động xây dựng thực đơn theo khoa học với các nhóm thực phẩm an toàn để cải thiện và phòng ngừa tình trạng táo bón hiệu quả nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.