Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn đó chính là viêm amidan. Bệnh thường dễ tái đi tái lại nhiều lần khiến cho sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng. Vậy, dấu hiệu của viêm amidan như thế nào?
Nhận biết dấu hiệu của viêm amidan sẽ giúp mỗi người chúng ta nâng cao ý thức phòng ngừa cũng như bảo vệ sức khỏe, can thiệp điều trị khi cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin hữu ích về căn bệnh viêm amidan và những dấu hiệu cảnh báo bệnh, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Amidan được coi như là một “tấm áo giáp” giúp bảo vệ hệ hô hấp. Bởi lẽ, amidan có chức năng ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn, nấm hay các tác nhân có thể gây tổn thương đến hệ hô hấp. Đồng thời, bộ phận này cũng sản sinh ra miễn dịch cho cơ thể. Thế nhưng, vì là lớp lá chắn đầu tiên nên amidan thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh và một khi có quá nhiều sự tấn công đến từ các tác nhân gây bệnh ấy, amidan rất dễ bị suy yếu, rơi vào tình trạng viêm, sưng.
Amidan chính là tổ chức lympho nằm ở phía sau cổ họng, cấu tạo có nhiều khe và hốc nhỏ. Chính đặc điểm này đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các virus, vi khuẩn chọn làm nơi cư trú. Ngoài ra, với đặc điểm khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam, vi khuẩn và virus lại càng có thể phát triển mạnh và gây bệnh. Điều này cũng lý giải cho tình trạng bị viêm amidan tái đi tái lại trong năm ở nhiều người.
Amidan sẽ hoạt động như một bộ lọc, bảo vệ cho hệ thống mũi họng nói riêng và cơ thể nói chung khỏi các tác nhân gây hại khi cơ thể đang ở trạng thái khỏe mạnh. Ngược lại, trong một số trường hợp bị viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các hội chứng nguy hiểm khác như ngưng thở khi ngủ, áp xe phúc mạc,... Những biến chứng nguy hiểm này ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe tổng thể.
Dấu hiệu của viêm amidan thường thấy nhất đó chính là tình trạng viêm tấy và sưng đỏ. Nếu nghiêm trọng hơn, người bệnh còn có thể cảm thấy khó thở bằng miệng. Một loạt các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như:
Riêng đối với đối tượng là trẻ em, bệnh còn có thể gây ra thêm những triệu chứng khác:
Viêm amidan chính là căn bệnh tai mũi họng phổ biến ở trẻ nhỏ. Thực tế ghi nhận đứa trẻ nào cũng có thể bị viêm amidan ít nhất là một lần trong đời. Có hai cách phân biệt viêm amidan, nếu các triệu chứng chỉ kéo dài dưới 10 ngày thì được gọi là viêm amidan cấp tính. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần trong năm thì được xem là viêm amidan mãn tính.
Viêm amidan xảy ra ở người lớn thường là do hệ miễn dịch bị suy giảm, dựa vào đó, các yếu tố gây hại sẽ bắt đầu tấn công và gây bệnh. Ngoài ra, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá cũng khiến nhiều người trưởng thành có nguy cơ cao mắc amidan.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như ô nhiễm môi trường, thời tiết đột ngột thay đổi, tiếp xúc với nhiều khói bụi độc hại, người có tiền sử mắc các bệnh viêm xoang, viêm VA, viêm răng,... cũng có nguy cơ mắc viêm amidan hơn so với những người bình thường.
Theo đó, một số nguyên nhân cụ thể có thể dẫn tới tình trạng viêm amidan bao gồm:
Có rất nhiều các nguyên nhân, yếu tố khác nhau có thể khiến cho bạn bị viêm amidan. Xác định được rõ nguyên nhân mắc amidan sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chính xác và phù hợp nhất đối với thể trạng của từng bệnh nhân.
Phòng bệnh sẽ luôn tốt hơn chữa bệnh. Hãy thực hiện một số lưu ý sau đây để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh amidan, đặc biệt là với đối tượng trẻ em:
Nếu không may bị mắc viêm amidan, bạn nên tuân thủ theo lịch tái khám và phác đồ điều trị bệnh mà bác sĩ đưa ra, tránh để bệnh viêm amidan tái phát nhiều lần. Tình trạng tái đi tái lại viêm amidan sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Viêm amidan là bệnh lý xảy ra rất phổ biến, ai cũng đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì tình trạng này có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc hay thực hiện phẫu thuật cắt bỏ amidan theo chỉ định của bác sĩ. Do đó, việc bạn cần làm là quan tâm chăm sóc sức khỏe của mình nhiều hơn, hãy lên lịch đi khám sức khỏe định kỳ để biết được rõ tình trạng sức khỏe của mình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.