Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Dấu hiệu gãy xương ngón tay và cách điều trị

Ngày 09/05/2024
Kích thước chữ

Xương ở ngón tay mặc dù có kích thước khá nhỏ nhưng có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng cho phép bạn thực hiện nhiều chức năng chuyên biệt chẳng hạn như cầm bút, chơi nhạc cụ hoặc gõ trên máy tính. Dấu hiệu gãy xương ngón tay mà bạn thường gặp nhất là cảm giác đau đớn khi cử động gây rối loạn chức năng và ảnh hưởng đến toàn bộ bàn tay của bạn. Nếu không được điều trị một cách thích hợp, ngón tay bị gãy của bạn có thể bị lệch, cứng hoặc đau âm ỉ.

Gãy xương ngón tay là tình trạng gãy xương phổ biến do bị chấn thương hoặc xương yếu. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng dựa trên các dấu hiệu gãy xương ngón tay mà bạn gặp phải. Sau đó mới tiến hành kiểm tra chuyên sâu bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh trước khi chỉ định biện pháp điều trị thích hợp. Cùng theo dõi bài viết sau để có thể nhận biết các dấu hiệu gãy xương ngón tay sớm nhất và kịp thời điều trị nhé.

Tình trạng gãy xương ngón tay

Gãy xương ngón tay xảy ra khi một hoặc nhiều xương ở ngón tay của bạn bị gãy. Mỗi ngón tay có ba đốt xương nhỏ, riêng ngón cái có hai đốt. Bất kỳ đốt xương nào trong số này hoặc các khớp ngón tay, khớp nối các xương ngón tay với nhau đều có thể bị gãy. Trong đó, phổ biến nhất là gãy xương ngón tay cái, ngón trỏ và ngón út.

Thực tế cho thấy, gãy xương ngón tay là loại chấn thương phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người chơi thể thao. Gãy xương ngón tay thường bao gồm gãy ngón tay và gãy xương do co giật. Gãy xương do co giật xảy ra khi các thớ cơ là gân hoặc dây chằng gắn vào xương và khi cơ co thắt mạnh làm gãy xương. Đôi khi chúng xảy ra đồng thời với gãy xương bàn tay (xương nối cổ tay với ngón tay).

Dấu hiệu gãy xương ngón tay 1
Gãy xương ngón cái, ngón trỏ, ngón út là phổ biến nhất

Nguyên nhân và dấu hiệu gãy xương ngón tay

Thực tế cho thấy do khả năng vận động linh hoạt và được sử dụng nhiều mà ngón tay là bộ phận có nguy cơ bị gãy xương hoặc chấn thương cao nhất. Khi xương ngón tay bị gãy, nhiều chức năng của bộ phần này bị ảnh hưởng như khả năng cầm nắm, vận động,... đồng thời có thể liên đới đến toàn bàn tay.

Nguyên nhân gãy xương ngón tay là gì?

Các tình huống phổ biến dẫn đến gãy xương ngón tay hầu như đều bắt nguồn từ 3 nhóm nguyên nhân chính như sau:

  • Chấn thương trực tiếp: Gãy xương ngón tay do va chạm cơ học trực tiếp với vật cứng.
  • Chấn thương gián tiếp: Các bộ phận khác như cổ tay, bàn tay, ống tay,... chịu tác động lực nhưng có thể gây ra ảnh hưởng đến xương ngón tay.
  • Yếu tố tự phát: Dù lực tác động nhẹ và không gây sang chấn nhưng nếu xương yếu hoặc đang bị ăn mòn (phổ biến ở người già bị loãng xương, bệnh nhân ung thư, người mắc bệnh nhiễm trùng, trẻ bị suy dinh dưỡng) thì gãy xương rất dễ xảy ra.
Dấu hiệu gãy xương ngón tay 2
Người già bị loãng xương có nguy cơ cao bị gãy xương ngón tay hơn

Dấu hiệu gãy xương ngón tay

Dấu hiệu gãy xương ngón tay đầu tiên mà bạn nhận thấy là cảm giác đau nhức ở vùng bị gãy. Ngoài ra, ngón tay của bạn cũng có thể bị biến dạng hoặc các đốt ngón tay bị lệch, không thẳng hàng. Bên cạnh đó, các dấu hiệu gãy xương khác có thể bao gồm:

  • Bề mặt da bị bầm tím, sưng tấy.
  • Ngón tay của bạn bị tê liệt gây khó khăn hoặc thậm chí không thể vận động.
  • Xương bị gãy có thể đâm xuyên qua da và tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài.

Mặc dù, bạn có thể cử động được ngón tay bị gãy của mình nhưng chúng luôn đi kèm với cảm giác đau đơn âm ỉ. Nếu không can thiệp hoặc can thiệp muộn thì nguy cơ ngón tay bạn bị dị dạng hoặc tàn tật rất cao, nghiêm trọng hơn có thể bị hoại tử.

Dấu hiệu gãy xương ngón tay 3
Dấu hiệu gãy xương ngón tay đầu tiên mà bạn nhận thấy là cảm giác đau nhức, ngón tay bị biến dạng, bị lệch

Phương pháp chẩn đoán gãy xương ngón tay

Để chẩn đoán gãy xương ngón tay, bác sĩ thường sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng qua quá trình quan sát hoặc ấn nhẹ lên vùng bị thương. Mục đích là nhằm đánh giá mức độ lệch, độ biến dạng của các đốt ngón tay. Đồng thời xác định phạm vi chấn thương có gây ảnh hưởng đến dây chằng, gân hay mạch máu, thần kinh của các vùng xung quanh vết thương hay không.

Cuối cùng, người bệnh mới được chỉ định làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X - quang và chụp CT để bác sĩ xác định chính xác vị trí vết thương, tình trạng gãy xương, phạm vi và mức độ ảnh hưởng của chấn thương. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Cách điều trị gãy xương ngón tay

Phương pháp điều trị gãy xương ngón tay phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ xem xét liệu tình trạng gãy xương của bạn nên phẫu thuật hay không.

  • Điều trị không phẫu thuật: Nếu trong trường hợp xương của bạn chỉ bị di lệch nhẹ hoặc không bị lệch thì bác sĩ có thể tiến hành nắn chỉnh kín để đưa phần xương lệch về đúng vị trí, sau đó nẹp ngón tay bị thương của bạn hoặc cố định vào ngón tay bên cạnh. Thanh nẹp sẽ giữ cho ngón tay của bạn thẳng và bảo vệ nó trong quá trình hồi phục kéo dài khoảng 3 - 4 tuần.
  • Điều trị phẫu thuật: Trong trường hợp nghiêm trọng như xương bị gãy vụn, xương bị lệch mạnh kèm trật khớp, gãy xương nội khớp hoặc xương vẫn bị lệch do di chứng sau khi nẹp,... thì phương pháp điều trị phẫu thuật được khuyến nghị hơn cả. Bác sĩ sẽ nắn chỉnh, sắp xếp lại xương trực tiếp bằng các thiết bị chuyên dụng và sử dụng ốc vít, ghim, tấm kim loại, hoặc chỉ y tế để liên kết các mảnh xương. Thông thường, bệnh nhân sẽ cần trải qua thêm một hoặc nhiều lần phẫu thuật sau đó để loại bỏ các thiết bị hỗ trợ cấy ghép này.
Dấu hiệu gãy xương ngón tay 5
Phương pháp điều trị gãy xương ngón tay phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân

Ngoài ra, khi chấn thương đã ổn định sau khi tháo nẹp hoặc phẫu thuật, bệnh nhân cần tránh vận động gắng sức, đồng thời thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động.

Bài viết trên đã phần nào cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về nguyên nhân, dấu hiệu gãy xương ngón tay. Đồng thời đề cập đến hai phương pháp điều trị phổ biến nhất. Nhà thuốc Long Châu hy vọng các gia đình sẽ luôn mạnh khỏe và kịp thời điều trị nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu gãy xương ngón tay nào ở trên.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.