Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Gãy xương sườn số 5 6 7 có nguy hiểm không?

Ngày 12/05/2024
Kích thước chữ

Gãy xương sườn số 5 6 7 nguy hiểm như thế nào? Liệu có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan lân cận không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhé.

Trong nhiều trường hợp phổ biến, gãy xương sườn số 5 6 7 đơn thuần chỉ là sự rạn nứt, gây đau chứ không nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, khi gãy nhiều xương sườn cùng một lúc, có thể gây tổn thương cho các cơ quan lân cận. Việc điều trị gãy xương sườn trong tình huống này cần được thực hiện kịp thời và đúng phương pháp. Vậy, gãy xương sườn số 5 6 7 có nguy hiểm không, cùng Long Châu tìm hiểu nhé.

Gãy xương sườn số 5 6 7 là gì?

Gãy xương sườn số 5 6 7 sẽ xảy ra khi các xương sườn tương ứng trong lồng ngực bị gãy hoặc nứt.

Xương sườn số 5, 6, 7 là những xương sườn ở phía trên của lồng ngực, gần với phần dưới của xương ức. Khi có chấn thương đủ mạnh, có thể là va chạm hoặc chấn thương lồng ngực, các xương sườn này có thể bị gãy, khiến người bị cảm thấy đau đớn và khó chịu.

Gãy xương sườn số 5 6 7 có nguy hiểm không?

Gãy xương sườn có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng và đôi khi gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn, đây thường là loại chấn thương phổ biến nhất ở lồng ngực.

Nguyên nhân thường gặp của gãy xương sườn số 5 6 7 bao gồm đụng dập vào lồng ngực sau, té ngã do các hoạt động hàng ngày, lao động, tai nạn giao thông hoặc chấn thương thể thao.

Gãy xương sườn số 5 6 7 có nguy hiểm không? 1
Gãy xương sườn số 5 6 7 có nguy hiểm không?

Gãy xương sườn thường biểu hiện dưới dạng xương bị nứt hoặc gãy một cách nhẹ nhàng, không gây ra nhiều đau đớn và có thể điều trị bằng một số phương pháp như sử dụng thuốc, chế độ tập luyện và dinh dưỡng mà không cần phải tiến hành phẫu thuật.

Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, gãy nhiều xương sườn số 5 6 7 hoặc gãy thành nhiều mảnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Rách hoặc thủng động mạch chủ: Nếu xương sườn gãy ở vị trí gần các động mạch chủ, có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng cho hệ thống tuần hoàn máu và cần phải can thiệp cấp cứu để chữa trị kịp thời.
  • Rách phổi: Gãy xương sườn có thể làm xâm nhập vào phổi, làm rách phổi, tràn khí hoặc máu màng phổi, dẫn đến các vấn đề hô hấp nghiêm trọng và đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức.
  • Vỡ hoặc rạn gan, thận, lách: Trong một số trường hợp, gãy xương sườn ở vị trí dưới cùng có thể gây tổn thương cho các cơ quan bên trong bụng như gan, thận hoặc lách.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ và vị trí của chấn thương, gãy xương sườn số 5 6 7 cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, bao gồm đau tại vị trí chấn thương, khó thở, biến dạng lồng ngực, co thắt các cơ thành ngực, xẹp phổi và viêm phổi kéo dài, đặc biệt là đối với nhóm tuổi trên 65.

Nguyên nhân gây gãy xương sườn

Gãy xương sườn xảy ra khi xương sườn chịu một lực tác động đủ mạnh, dẫn đến gãy hoặc nứt xương và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân của gãy xương sườn rất đa dạng, chia thành hai nhóm chính là chấn thương và không chấn thương:

  • Chấn thương: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, có thể là do té ngã từ sinh hoạt hàng ngày (đặc biệt là ở người già), tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương thể thao, hoặc bạo hành gia đình, bạo hành trẻ em.
  • Gãy xương do áp lực (stress fractures): Xương sườn phải chịu một lực mạnh lặp đi lặp lại trong thời gian dài, dẫn đến việc một vị trí trên xương trở nên yếu hơn phần còn lại của xương. Loại gãy này thường gặp ở những vận động viên luyện tập ở cường độ cao một kỹ thuật nào đó, ví dụ như vận động viên golf.
Gãy xương sườn số 5 6 7 có nguy hiểm không? 2
Xương sườn phải chịu một lực mạnh lặp đi lặp lại có thể gây gãy xương

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây gãy xương sườn, bao gồm:

  • Gãy xương sườn do thực hiện hồi sức cấp cứu.
  • Gãy xương do bệnh lý như loãng xương, khối u xương ác tính, loạn sản xơ xương, hoặc viêm xương tủy xương, khiến cho một số vị trí xương trở nên yếu và dễ gãy.
  • Ho dữ dội, thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là người mắc bệnh loãng xương và các bệnh phổi mạn tính.
  • Ngoài ra, một số tình huống khác cũng có thể gây gãy xương sườn như gãy xương do tự phát (thường do ung thư di căn xương) hoặc gãy xương sườn sau quá trình cấp cứu xoa bóp tim từ bên ngoài lồng ngực.

Gãy xương sườn số 5 6 7 có nên nẹp cố định?

Gãy nhiều xương sườn có thể dẫn đến nguy cơ tổn thương các cơ quan nằm bên trong khu vực xương sườn, bao gồm tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, dập phổi, thủng cơ hoành, lách, gan và các cơ quan khác.

Trong quá trình điều trị gãy xương sườn, phương pháp chủ yếu là sử dụng các loại thuốc giảm đau và hỗ trợ dinh dưỡng để giúp vết thương mau lành. Hiện nay, việc sử dụng nẹp hoặc băng cố định không còn được khuyến khích trong điều trị gãy xương sườn.

Gãy xương sườn số 5 6 7 có nguy hiểm không? 3
Gãy xương sườn số 5 6 7 có nên nẹp cố định?

Bạn cần uống thuốc theo toa và tuân thủ các buổi hẹn tái khám để bác sĩ tiện theo dõi quá trình hồi phục của bạn.

Trong thời gian này, bạn cần chú ý hạn chế cử động phần trên cơ thể, đặc biệt là các động tác xoay vặn hoặc gập người, vì có nguy cơ khiến xương bị di lệch.

Bài viết trên, Long Châu đã giúp bạn giải đáp thắc mắc gãy xương sườn số 5 6 7 là gì và có nguy hiểm không? Nếu không may gặp phải tình huống trên, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị phổ biến và chế độ ăn uống, thể dục thể thao hợp lý để nhanh chóng phục hồi nhé.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin