Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Là một biến chứng nguy hiểm nên nhiễm trùng sau phá thai có thể đe dọa đến tính mạng sản phụ. Tuy nhiên việc nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai lại gặp không ít khó khăn do chúng có nhiều điểm tương đồng với các triệu chứng sau chấm dứt thai kỳ bình thường. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn xác định các biểu hiện nhiễm trùng để có cơ sở đối chiếu với các triệu chứng sau khi phá thai đang gặp phải.
Nhiễm trùng sau khi phá thai thường xuất hiện do các nguyên nhân như: Sót thai, sót nhau, thủ thuật phá thai thực hiện ở nơi không đảm bảo đủ điều kiện vô trùng, sạch sẽ. Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai cần được phát hiện và điều trị sớm tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như khả năng thụ thai sau này.
Chảy máu âm đạo là tình trạng thường gặp sau khi phá thai. Tuy nhiên, lượng máu ra nhiều bao nhiêu và ra trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa của mỗi sản phụ. Thông thường, thời gian ra máu sau phá thai kéo dài khoảng 10 - 14 ngày.
Đa phần, trong những ngày đầu sau phá thai bạn chỉ ra một lượng máu vừa phải, tương đương với lượng máu kinh nguyệt hoặc nhiều hơn 1 chút, sau đó lượng máu sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu tình trạng ra máu ngày càng nghiêm trọng, đây có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai bạn cần chú ý.
Chảy máu âm đạo bất thường là dấu hiệu nhiễm trùng phổ biến ở phụ nữ sau phá thai
Nếu có dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường sau khi phá thai, lượng máu sẽ ra rất nhiều và không có dấu hiệu thuyên giảm:
Đau bụng cũng là triệu chứng rất thường gặp hoặc cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai. Với phương pháp phá thai bằng thuốc, các cơn đau bụng quặn từng cơn sẽ xuất hiện khoảng 2 - 4 giờ sau khi uống viên thuốc thứ 2 Misoprostol. Cơn đau sẽ dữ dội nhất vào thời điểm thai bị đẩy ra ngoài và giảm dần sau đó.
Còn đối với phá thai ngoại khoa, sản phụ sẽ thấy đau bụng âm ỉ trong vòng 1 tuần đầu sau phẫu thuật. Tuy nhiên, dù phá thai nội khoa hay ngoại khoa thì các cơn đau bụng vẫn có thể kiểm soát được bằng cách dùng thuốc giảm đau như: Paracetamol và ibuprofen.
Nếu thuốc giảm đau không có tác dụng hoặc cơn đau không thuyên giảm sau vài ngày, đau liên tục tăng dần kèm theo các triệu chứng bất thường và tình trạng chảy máu dữ dội thì rất có thể sản phụ đã bị nhiễm trùng sau khi phá thai.
Đau bụng dữ dội hay sốt cao cũng là tình trạng báo hiệu nhiễm trùng phổ biến sau phá thai
Trong 7 ngày đầu sau phá thai, thai phụ có thể bị sốt nhẹ nên bạn cần đo thân nhiệt ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nếu chị em sốt trên 38 độ C không giảm dù dùng thuốc hạ sốt, kèm lạnh run, lưỡi dơ, môi khô thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sản phụ bị nhiễm trùng nặng sau phá thai nhưng không có dấu hiệu sốt. Do đó, bạn cũng cần lưu ý đến các dấu hiệu khác ngoài chú ý đo thân nhiệt.
Tác động sau quá trình phá thai kết hợp với việc vệ sinh không sạch sẽ dẫn tới sự phát triển của nấm, vi khuẩn tại vùng kín. Từ đó, thai phụ dễ gặp phải bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa với các triệu chứng như: Đau, sưng, ngứa, nổi mẩn đỏ ở vùng kín, khí hư ra nhiều, mùi hôi khó chịu, chảy máu và cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục...
Một trong những dấu hiệu nhiễm trùng sau phá thai khác phải kể đến là kinh nguyệt không đều. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ có máu màu đỏ tươi, hơi vón cục và mùi tanh. Đối với chị em phụ nữ sau khi phá thai kinh nguyệt có sự biến đổi như: Kinh nguyệt có màu đỏ sẫm tối, lượng máu kinh ra nhiều hơn và vón thành cục tanh nồng… Đây là những dấu hiệu của nhiễm trùng sau phá thai.
Ngoài ra, thai phụ còn có thể có một số dấu hiệu nhiễm trùng khác cần lưu ý như: Buồn nôn và nôn trong 4 - 6 giờ, mệt mỏi, đau cơ, có cảm giác bất an, lo lắng, bồn chồn, cảm thấy sợ hãi, ớn lạnh.
Nhiễm trùng máu sau khi phá thai rất nguy hiểm với sản phụ
Đa phần sau khi phá thai, tình trạng nhiễm trùng ở sản phụ thường chỉ xảy ra ở một khu vực cụ thể. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp, nhiễm trùng sẽ xâm nhập vào máu và lây lan khắp cơ thể gây hiện tượng nhiễm trùng máu.
Dấu hiệu nhiễm trùng máu sau khi phá thai rất dễ nhầm lẫn với nhiễm trùng cục bộ. Cụ thể:
Sau phá thai, sản phụ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh nhiễm trùng:
Cần chú ý chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sau phá thai để tránh nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng sau khi phá thai có thể dẫn đến những biến chứng và hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe sản phụ. Do đó, nếu có ý định chấm dứt thai kỳ với bất kỳ lý do nào, để giảm lo lắng về vấn đề nhiễm trùng sau khi phá thai bạn cần hết sức lưu ý. Tốt nhất vẫn nên đến các cơ sở y tế chất lượng, uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác trước khi phá thai.
Hi vọng, các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai trên sẽ cung cấp thêm thông tin cần thiết với bạn. Hãy sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn như dùng màng phim tránh thai VCF, bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày,... nếu chưa sẵn sàng làm mẹ.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.