Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo WHO, ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ chiếm tỷ lệ từ 3 - 8,5% tại nước ta hiện nay. Tuy nhiên chúng là một biến chứng ung thư vô cùng nguy hiểm, mời bạn tìm hiểu rõ qua bài viết sau.
Ung thư phổi tế bào nhỏ là một căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất trong các loại bệnh ung thư, với tỉ lệ tử vong cao nhất trên thế giới, đa số là do suy kiệt cơ thể. Cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu để có cách chữa trị kịp thời.
Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) là căn bệnh ung thư ác tính. Tên gọi này là các tế bào ung thư phổi dạng này có kích thước rất nhỏ, chủ yếu chứa các hạt nhân. Chúng được chia thành 2 dạng là ung thư biểu mô tế bào nhỏ và dạng hỗn hợp. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng người bệnh.
Sự khác biệt giữa ung thư phổi tế bào nhỏ với các dạng ung thư phổi khác:
Phương pháp điều trị chính của căn bệnh này là hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư và sử dụng tia X liều cao hoặc tia năng lượng cao khác để xạ trị. Tuy nhiên do đặc tính “hung hăng”, nên loại ung thư này phát triển và di căn nhanh, vì vậy khả năng để chữa khỏi là không cao. Các phương pháp điều trị ung thư hiện nay như xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật không thể loại bỏ dứt điểm được các tế bào ung thư, nó chỉ có thể làm thu nhỏ các khối u và ngăn chặn sự phát triển của chúng trong cơ thể.
Đây là nguyên nhân chính gây ung thư phổi (chiếm hơn 90 %). Những người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Khói thuốc lá làm tổn thương các tế bào trong phổi, khiến các tế bào phát triển không bình thường. Hút cần sa và sử dụng thuốc lá điện tử cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi, nhưng tỷ lệ không cao như người hút thuốc lá.
Mức độ sẽ tăng lên tùy thuộc vào số lượng thuốc lá tiêu thụ hàng ngày và lứa tuổi lúc bắt đầu hút thuốc lá. Hút thuốc càng sớm và thời gian hút càng lâu thì khi tế bào ung thư xuất hiện mức độ càng nặng. Đặc biệt nếu có người trong gia đình hút thuốc lá thì nguy cơ tăng cao từ 10 - 15 lần. Đây được gọi là hút thuốc lá “thụ động”.
Những người thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi tế bào nhỏ. Một số hóa chất nguy hiểm bạn nên đề phòng:
Vì thế nếu làm việc trong những môi trường này bạn cần sử dụng thiết bị thở bảo vệ cơ thể.
Ngoài ra môi trường sống bị ô nhiễm bởi các loại khí như radon, amiăng,... Khi hít phải khí độc hại này có thể gây kích ứng phổi.
Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ, anh, chị, em ruột bị ung thư phổi có thể có nguy cơ cao tự phát triển bệnh ung thư phổi. Nguyên nhân là các gen đột biến gây ung thư đã được di truyền sang đời sau thông qua các DNA. Vì thế nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư phổi thì bạn nên kiểm tra tầm soát ung thư phổi mỗi năm 1 lần để phát hiện sớm mầm bệnh, hoặc phòng chống ung thư phổi bằng chế độ ăn dinh dưỡng.
Ở giai đoạn nhẹ, loại ung thư này thường không có triệu chứng rõ ràng. Một khi các triệu chứng xuất hiện, có nghĩa là ung thư đã bắt đầu di căn, tùy thuộc vào mức độ phát triển và lây lan của các tế bào ung thư mà các triệu chứng sẽ xuất hiện từ nhẹ đến nặng như:
Khi phát hiện 2 - 3 dấu hiệu trên, bạn nên đến bác sĩ ngay để được xét nghiệm và điều trị. Điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quá rất tốt tới hiệu quả điều trị và làm tăng cơ hội và thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm giảm tỉ lệ biến chứng di căn nguy hiểm khác.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.