Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dấu hiệu và cách phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt

Ngày 28/11/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Việc nắm được các dấu hiệu và cách phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt sẽ giúp bạn có phương pháp bổ sung chất sắt đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Sắt là một trong những khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo máu trong cơ thể. Do đó, việc cơ thể bị thiếu sắt có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để có phương pháp bổ sung sắt đúng và đủ thì bạn cần phải nắm được các dấu hiệu và cách phòng ngừa thiếu máu do sắt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn, cùng tham khảo ngay nhé!

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu máu do thiếu sắt

Để hồng cầu có thể sản sinh ra máu và giúp mang oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể thì cần phải có loại protein được gọi là huyết sắc tố hemoglobin. Mà sắt chính là một thành phần quan trọng cấu tạo nên loại huyết sắc tố hemoglobin này. Đồng thời, sắt cũng góp phần giúp giải phóng năng lượng khi các chất dinh dưỡng bị oxy hóa. 

dau-hieu-va-cach-phong-ngua-thieu-mau-do-thieu-sat-1

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu máu do thiếu sắt

Việc cơ thể bị thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu do cơ thể không có đủ chất sắt để các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy trong hệ thống tuần hoàn. Điều này có thể gây ra một số triệu chứng phổ biến như: 

1. Da nhợt nhạt, xanh xao

Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến ở những người bị thiếu sắt. Bởi màu đỏ có trong máu là do các huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu tạo nên. Nếu nồng độ chất sắt trong cơ thể quá thấp có thể khiến da không còn hồng hào. 

Tình trạng này có thể xuất hiện ở một số khu vực như mặt, bên trong môi, nướu hoặc mí mắt dưới, móng tay hay thậm chí là cả cơ thể. 

2. Móng tay giòn, tóc khô, dễ gãy rụng

Một trong những dấu hiệu phổ biến khi cơ thể bị thiếu sắt là da, móng khô, tóc gãy rụng. Sở dĩ như vậy là do lúc này cơ thể không đủ oxy để cung cấp đến cho các cơ quan và các mô như da, móng tay móng chân và tóc. Điều này sẽ khiến cho chứng trở nên khô yếu, thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc. 

3. Khó thở, hơi thở gấp

Khi cơ thể bị thiếu sắt khiến lượng hồng cầu bị giảm, từ đó sẽ không có đủ oxy để cung cấp cho hoạt động của hệ cơ bắp. Lúc này, nhịp thở sẽ  tăng lên để cơ thể có thể được đón nhận nhiều oxy hơn. Do đó, khi bị thiếu sắt còn có thể gặp một số triệu chứng như hơi thở gấp, đau ngực, khó thở khi vận động hàng ngày. 

4. Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu

Khi cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt đồng nghĩa với việc nồng độ hemoglobin trong tế bào hồng cầu là khá thấp và không đủ bơm oxy lên não, điều này sẽ làm cho các mạch máu trong não bị sưng lên và gây áp lực do não. Từ đó sẽ khiến cho người bệnh bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, khả năng tập trung bị giảm đi. 

dau-hieu-va-cach-phong-ngua-thieu-mau-do-thieu-sat-2

Chóng mặt, hoa mắt có thể là dấu hiệu của thiếu máu do thiếu sắt

5. Đánh trống ngực, tim đập nhanh

Khi cơ thể bị thiếu sắt khiến nồng độ hemoglobin thấp, lúc này tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để mang oxy. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nhịp tim không đều hoặc tim đập nhanh bất thường. Nếu tình trạng này không được phát hiện và có giải pháp khắc phục kịp thời có thể dẫn đến suy tim, suy phổi. 

6. Lưỡi, miệng sưng đau

Một trong những dấu hiệu phổ biến khi cơ thể bị thiếu sắt đó là khoang miệng xuất hiện một số triệu chứng sưng đau khác thường như lưỡi sưng, viêm, nhợt nhạt hoặc khô miệng, loét miệng, nứt khóe miệng. 

7. Hội chứng chân bồn chồn

Hội chứng chân bồn chồn thường xảy ra do sự kích thích mạnh mẽ để di chuyển chân khi nghỉ ngơi. Tình trạng này thường hay xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh bị khó ngủ, cảm giác khó chịu và ngứa ngáy ở chân. Lượng chất sắt trong cơ thể càng thấp thì các triệu chứng càng nặng. 

8. Mệt mỏi, uể oải

Khi cơ thể không thể đáp ứng đủ lượng máu và oxy đến các mô và cơ bắp thì tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để lấy oxy. Điều này sẽ gây ra một số triệu chứng như chóng mặt, uể oải, mệt mỏi, khó tập trung và khiến hiệu suất làm việc bị giảm đi. 

Ngoài ra, những người bị thiếu sắt do thiếu máu thường sẽ xuất hiện một số triệu chứng như chân tay lạnh, dễ bị nhiễm trùng… phụ nữ mang thai khi bị thiếu sắt sẽ dễ bị thèm đồ ăn lạ như sét, đá, phấn, xăng… 

Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Để có một liệu trình chuẩn để bổ sung chất sắt và khôi phục dự trữ sắt trong cơ thể thì thường các bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ thiếu máu của từng người. 

Nếu thiếu chất sắt ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần uống vitamin có chứa chất sắt hàng ngày hoặc uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ. Đối với những trường hợp nặng hơn thì thường sẽ phải truyền máu để giúp hemoglobin nhanh chóng.

Bạn có thể bổ sung thêm chất sắt thông qua chế độ ăn uống hàng ngày bằng một số loại thực phẩm giàu sắt như các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, gan, các loại rau xanh đậm, ngũ cốc… Đối với phụ nữ mang thai, ngoài việc có chế độ ăn giàu sắt thì mẹ nên kết hợp uống viên sắt và  acid folic theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa tình trạng dị tật thai nhi và tăng cường sức khỏe mẹ.

dau-hieu-va-cach-phong-ngua-thieu-mau-do-thieu-sat-3

Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Thời điểm uống viên sắt tốt nhất vào vào buổi sáng khi mới vừa thức dậy hoặc sau bữa ăn sáng khoảng 1 - 2 giờ. Có thể uống kèm với nước cam hoặc các loại nước giàu vitamin C để chất sắt được hấp thu tối đa. Tuyệt đối không được uống sắt cùng lúc với canxi, nước trà, cà phê vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất sắt trong cơ thể. 

Bài viết trên đây là một số chia sẻ về vấn đề những dấu hiệu và cách phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe cho mình nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm