Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm tai giữa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhỉ với những dấu hiệu như đau nhói trong tai hoặc chảy máu trong tai.
Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa nếu không phát hiện và được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Có thể kể đến như tình trạng thủng màng nhĩ, nghe kém hoặc thậm chí là điếc vĩnh viễn. Tai của trẻ sơ sinh cũng giống như tai của người trưởng thành, được chia thành ba phần gồm tai trong, tai giữa và tai ngoài, trong đó tai giữa kết nối trực tiếp từ ống nối đến cổ họng, hay còn gọi là vòi nhĩ. Vòi nhĩ giữ rất nhiều chức năng quan trọng như giữ cho áp suất không khí trong tai được cân bằng với áp suất môi trường bên ngoài nhằm làm giảm áp lực giúp bảo vệ tai.
Khi tai giữa bị viêm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng nghe sau này của trẻ sơ sinh. Do đó, việc phát hiện sớm và đưa bé đến bệnh viện để được điều trị là vấn đề hết sức quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa nhằm có hướng điều trị kịp thời nhé!
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thường là do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra. Khi trẻ bị ốm, bị bệnh, bị sốt, đau họng, dị ứng hoặc bị nhiễm khuẩn đường hô hấp… các tác nhân như vi khuẩn hoặc vi rút có thể xâm nhập lúc cơ thể trẻ yếu đặc biệt là vào tai giữa. Từ đó dẫn đến tình trạng tai giữa trẻ sơ sinh bị viêm, chảy dịch vàng hoặc thậm chí có mủ.
Ngoài ra, cấu trúc tai của trẻ chưa phát triển hoàn thiện là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa cao nhất hiện nay, xảy ra ở trẻ từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi. Tai trong của trẻ được liên kết với mặt sau của cổ họng bằng ống thính giác. Ống thính giác sẽ mở để các chất lỏng, chất thải dư thừa được thoát ra ngoài. Nếu ống thính giác bị tắc nghẽn hoặc bị viêm, khi đó, các chất lỏng và chất thải sẽ bị tồn đọng, để lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Ngoài ra, ống thính giác ở trẻ em thường ngắn, rộng, nằm ngang nên tai trẻ dễ bị các tác nhân vi khuẩn xâm nhập. Không những thế, trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch yếu kém, cũng là nguyên nhân kiến cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
Bên cạnh những nguyên nhân chính kể trên, trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa còn có thể do các yếu tố sau đây:
Khi thấy trẻ sơ sinh có những triệu chứng bất thường về tai dưới đây, bố mẹ cần chú ý quan sát thật kĩ để xác định xem trẻ sơ sinh có nguy cơ bị viêm tai giữa hay không:
Khi trẻ sơ sinh nếu xuất hiện những triệu chứng trên, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị đúng cách. Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa cần được điều trị càng sớm càng tốt nhằm hạn chế gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ sau này. Một số biến chứng nếu điều trị chậm trễ bao gồm: Viêm tai giữa để lâu không điều trị gây đau tai, chảy máu tai và thủng màng nhĩ, áp xe não và nặng nề hơn cả là viêm màng não…
Đối với trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị viêm tai giữa, cần được bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách. Bố mẹ không được tự ý mua thuốc nhỏ tai hoặc thuốc uống về và tự điều trị cho trẻ. Bởi một số loại thuốc có thành phần khánh sinh nếu sử dụng quá liều có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Điều này, thậm chí không có hiệu quả cho việc điều trị mà còn có nguy cơ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe trẻ sơ sinh và gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.
Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây như sau:
Trên đây là những dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thông tin đến bạn đọc. Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh đem lại không ít sự phiền toái cũng như ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của trẻ. Khi có những dấu hiệu trên, trẻ cần được thăm khám và điều trị nhanh chóng và triệt để nhằm hạn chế nguy cơ tái phát và dai dẳng.
Xem thêm: Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách để trẻ mau khỏi bệnh
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.