Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn đã từng nghe qua về dầu húng chanh hay những tác động của loại dầu này đối với sức khỏe chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Húng chanh là một loại cây được dùng để làm dược liệu hoặc làm nguyên liệu và gia vị trong chế biến món ăn. Vậy dầu húng chanh thì như thế nào? Dầu húng chanh có tác động gì đến sức khỏe?
Húng chanh là một loại cây được dùng để làm dược liệu hoặc làm nguyên liệu và gia vị trong chế biến món ăn. Vậy dầu húng chanh thì như thế nào? Dầu húng chanh có tác động gì đến sức khỏe?
Húng chanh là loại cây có tên khoa học là Coleus aromaticus Benth hay Coleus amboinicus Lour, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Húng chanh được trồng hoặc mọc hoang trên khắp Việt Nam.
Để chế biến dầu húng chanh, người ta thu hoạch phần lá và thân cây, rửa sạch và dùng phương pháp chưng cất Hydro trong khoảng từ 3 đến 4 giờ đồng hồ nhằm thu được tinh dầu. Bên cạnh phương pháp này, nhiều nơi còn áp dụng phương pháp chưng cất hơi nước để tạo ra dầu húng chanh.
Dầu húng chanh đạt chuẩn sau khi chưng cất xong sẽ có màu vàng trong, thơm mùi đặc trưng của húng chanh. Về thành phần, dầu húng chanh có chứa hai hợp chất carvacrol và thymol, được đánh giá cao về tác động dược lý.
Ngoài ra, tinh dầu húng chanh còn chứa nhiều monoterpen oxy hóa, hydrocacbon sesquiterpene, hydrocacbon monoterpene và và sesquiterpenes oxy hóa.
Húng chanh thu hoạch vào tháng 9 sẽ cho lượng tinh dầu nhiều nhất trong tất cả các tháng trong năm.
Dầu húng chanh mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, có thể kể đến như:
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tinh dầu húng chanh có chứa nhiều hợp chất phytochemical, có khả năng kháng khuẩn chống lại nhiều vi sinh vật, nấm men, nấm mốc gây hại. Tuy nhiên, công dụng này còn tùy thuộc vào thành phần hoạt tính sinh học mà sẽ khác nhau về số lượng và chất lượng.
Cụ thể, một nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Cuba đã cho kết quả là tinh dầu từ cây húng chanh có khả năng ức chế nhóm vi khuẩn gây hại đường ruột như Escherichia coli và Salmonella. Đồng thời, dầu húng chanh sẽ làm tăng số lượng lợi khuẩn Lactobacillus plantarum bên trong đường ruột. Ngoài ra, cũng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã chứng minh rằng người bệnh đái tháo đường dùng tinh dầu húng chanh sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn.
Bên cạnh đó, những công bố khác cũng đã cho thấy dầu húng chanh có thể kết hợp với itraconazole nhằm chống lại các vi nấm gây hại như C. albicans, C. Tropicalis, C. krusei và C. stelleroidea. Tinh dầu húng chanh còn có khả năng ức chế trên 60% các loại nấm Aspergillus ochraceus, Aspergillus niger và Penicillium sp.
Viện Y học cổ truyền Việt Nam đã công bố về tác dụng của dầu húng chanh đối với các bệnh đường hô hấp: Tinh dầu húng chanh góp phần điều trị chứng ho mãn tính, bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm họng,...
Dầu húng chanh còn giúp ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, làm loãng và tiêu đờm nhờ thành phần carvacrol và thymol.
Tại Brazil, húng chanh được ứng dụng để chữa trị những bệnh dị ứng ngoài da, làm vết thương nhanh lành hơn. Dầu húng chanh sẽ ức chế loài nấm Malassezia furfur gây nên tình trạng gàu ở da đầu, mang đến hiệu quả tương đương như các sản phẩm dầu gội trị liệu có chứa ketoconazole.
Dầu húng chanh có chứa hai hoạt chất chống oxy hóa mạnh và carvacrol và thymol. Sự thật này đã được chứng minh thông qua thử nghiệm trên chuột và thu về kết quả chính xác.
Hàm lượng carvacrol dồi dào trong tinh dầu húng chanh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại trong răng miệng, giúp ngăn ngừa sâu răng. Ngoài ra, súc miệng với dầu húng chanh không chỉ giúp hàm răng chắc khỏe mà còn góp phần đẩy lùi tình trạng hôi miệng.
Tinh dầu húng chanh mang đến khả năng ức chế giống muỗi Anopheles gây nên bệnh sốt rét, muỗi Aedes aegypti gây dịch sốt xuất huyết và sốt vàng da, muỗi Culex gây bệnh viêm não Zika. Đặc biệt, dầu húng chanh còn ức chế cả lăng quăng và bọ gậy.
Để sử dụng tinh dầu húng chanh, bạn pha loãng 10 - 15 giọt với 30ml và cho vào máy khuếch tán. Nếu không có máy khuếch tán tinh dầu, bạn có thể cho dung dịch trên vào bình xịt và xịt lên chăn màn, quần áo hay các ngóc ngách trong nhà.
Bên cạnh cách kể trên, bạn có thể pha loãng tinh dầu húng chanh để dùng trên da. Có thể thoa trực tiếp lên ngực, bụng, lòng bàn tay, lòng bàn chân,... để giữ ấm cơ thể hoặc dùng làm tinh dầu massage.
Khi dùng tinh dầu húng chanh, bạn nên chọn loại tinh dầu tinh khiết để tránh bị nhiễm tạp chất.
Một số đối tượng cần cẩn trọng khi dùng tinh dầu húng chanh là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người mẫn cảm với húng chanh. Để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngoài dùng tinh dầu húng chanh, bạn có thể dùng các dạng khác của húng chanh để nâng cao sức khỏe như lá húng chanh tươi, húng chanh phơi khô, siro húng chanh hấp mật ong hoặc các dược liệu khác như lá hẹ, rau diếp cá, hoa đu đủ đực,...
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về dầu húng chanh và những tác dụng của dầu húng chanh đến với sức khỏe. Mong rằng bạn đọc đã thu được những kiến thức bổ ích. Nhà thuốc Long Châu rất hân hạnh được đồng hành cùng quý vị trên con đường chăm sóc sức khỏe.
Khánh Vy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.