Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp bàn tay khi mang thai là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở đa số các bà bầu. Bệnh gây ra triệu chứng đau nhức, khó chịu và làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đau khớp bàn tay khi mang thai và hướng giải quyết ra sao? Để được giải đáp thắc mắc này, bạn hãy tham khảo nội dung dưới bài viết sau.
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng đau khớp bàn tay khi mang thai có thể được bắt nguồn từ những lý do sau đây:
Trong và sau giai đoạn có thai, phụ nữ thường có những sự thay đổi về hormone nội tiết tố nữ. Điều này sẽ khiến cho cơ thể rất khó thích ứng và gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài. Một trong số những bộ phận phải gánh chịu sự thay đổi này đó là hệ thống cơ xương khớp.
Thông thường, các khớp thường giãn nở khi thai nhi bắt đầu được hình thành ở trong bụng mẹ. Các dấu hiệu thường bắt đầu sớm nhất là tại xương vùng chậu rồi sau đó là lan dọc xuống phần xương sống lưng rồi lan xuống các khớp ở tứ chi.
Yếu tố cân nặng chính là nguyên nhân khiến cho các khớp xương bị thương tổn. Một khi thai nhi phát triển và lớn dần thì sẽ khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép và gây ra hiện tượng bị ứ nước ở trong cơ thể. Điều này làm cho cân nặng bị thay đổi và gây nên áp lực cho vùng cổ tay. Từ đó khiến cho cổ tay, bàn tay bị tê mỏi và đau nhức.
Những yếu tố bệnh lý, đặc biệt là hội chứng ống cổ tay thường gặp ở rất nhiều phụ nữ khi đang trong giai đoạn mang thai. Một khi rãnh cổ tay bị sưng thì các dây thần kinh sẽ bị co kéo, rãnh cổ tay trở nên ngứa ngày, tê nhức và nóng.
Nguy cơ bị đau khớp bàn tay thường cao hơn ở phụ nữ làm những công việc như thợ may, nhân viên đánh máy, nhân viên văn phòng… Do tính chất công việc luôn phải sử dụng ngón tay nhiều nên những đối tượng này rất dễ bị đau khớp bàn tay.
Rất nhiều trường hợp phụ nữ mang bầu bị đau khớp bàn tay do thói quen ngủ sai tư thế. Khi ngủ, nhiều chị em thường nằm ở một tư thế quá lâu do bụng to gây trở ngại. Điều này vô hình chung sẽ khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép và gây ra những cơn đau nhức khớp ở bàn tay, xương cụt, chân, hông.
Khớp bị ngứa râm ran: Ngoài cảm giác đau nhức thì các khớp ở bàn tay của bà bầu sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu. Cảm giác này có thể lan ra bàn tay, cổ tay, nhất là những khi ngón tay không cử động quá lâu.
Khả năng vận động bị hạn chế: Khi bị đau khớp bàn tay, mọi hoạt động hàng ngày ở bà bầu sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Khi ấy, bàn tay và cổ tay sẽ bị co rút liên tục, khó cử động và không còn linh hoạt giống như bình thường.
Ngón tay bị sưng phù: Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, sự đau nhức ngón tay ở bà bầu sẽ rất dễ khiến cho ngón tay bị sưng phù. Khi ấy, mọi hoạt động sẽ trở nên chậm chạp hơn. Chính vì vậy mà những cơn đau nhức sẽ xuất hiện đột ngột và tự biến mất với tần suất xảy ra liên tục.
Để làm giảm những cơn đau nhức do đau khớp bàn tay gây ra, mẹ bầu nên thực hiện theo các điều sau:
Trong khoảng thời gian mang thai, mẹ bầu cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày bởi nó thường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Khi ở giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất, acid amin và các loại vitamin cần thiết như vitamin C, vitamin D, canxi như sữa, cua, cá, trứng…
Việc mang bầu thường khiến cho các mẹ ngủ trong tư thế không thực sự thoải mái bởi thói quen luôn nằm nghiêng sang một bệnh trong một khoảng thời gian dài. Điều này thường gây ảnh hưởng tiêu cực đến các khớp bàn tay nói riêng và hệ xương khớp nói chung.
Do đó, để tránh bị đau nhức khớp bàn tay, mẹ bầu nên thay đổi các tư thế ngủ sao cho cơ thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Việc đổi bên là điều rất cần thiết để dây thần kinh được thư giãn.
Từ lâu, lá lốt đã được biết đến với công dụng giảm viêm đau xương khớp rất hiệu quả. Với vị hơi cay, tính ấm, các hoạt chất có ở lá lốt có khả năng giảm viêm, tiêu sưng, cải thiện các vấn đề về xương khớp.
Sau khi rửa sạch lá lốt, bạn để cho thật ráo nước. Bạn đun khoảng 500ml nước sạch rồi bỏ lá lốt vào, đun sôi thêm 10 phút thì dừng lại. Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, bạn có thể kết hợp giữa ngải cứu và lá lốt để sử dụng. Sau đó, bạn đổ phần nước này ra một chiếc chậu nhỏ, khi nào nước bớt nóng thì cho tay vào ngâm.
Trên đây là những tin liên quan đến chứng đau khớp bàn tay khi mang thai. Hy vọng với nguồn thông tin này, bạn sẽ có được cho mình hướng phòng ngừa cũng như điều trị phù hợp để tình trạng bệnh lý nhanh chóng có sự cải thiện.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.