Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lâu nay mọi người vẫn nghĩ đau khớp gối chỉ xảy ra phổ biến ở người già. Tuy nhiên, bệnh lý này ngày càng gặp nhiều ở những người trẻ tuổi. Vậy đau khớp gối là thiếu chất gì? Bổ sung dưỡng chất thế nào để cải thiện tình trạng đau khớp gối? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Khớp gối bị đau xuất phát từ nguyên nhân chấn thương hoặc là triệu chứng của bệnh lý về xương khớp. Dù là nguyên nhân nào thì bệnh nhân cần lưu ý thăm khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm hoặc khó chữa trị về sau. Bên cạnh đó cần lưu ý chế độ ăn uống, tập luyện thể chất để hỗ trợ bảo vệ khớp gối hiệu quả.
Đau khớp gối là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Do khớp gối có cấu tạo phức tạp, có vai trò gánh chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể cũng như có tần suất hoạt động nhiều nhất nên rất dễ bị tổn thương.
Người bị đau khớp gối sẽ cảm giác rất khó chịu, sinh hoạt và vận động gặp nhiều khó khăn. Quan trọng hơn, đau khớp gối có thể còn cảnh báo bạn về các căn bệnh xương khớp tiềm ẩn nguy hiểm.
Những triệu chứng sau đâu cho biết khớp gối của bạn đang bị tổn thương:
Là một trong những loại chấn thương phổ biến và nghiêm trọng nhất, chấn thương đầu gối xảy ra khi bạn chơi thể thao, gặp tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm tổn thương đến xương, sụn, dây chằng.
Bong gân, tổn thương dây chằng/sụn chẽm, gãy xương, trật khớp, viêm bao hoạt dịch đều là nguyên nhân gây đau khớp gối. Tùy vào tình trạng chấn thương khớp gối mà có những triệu chứng khác nhau. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị cụ thể, vừa giúp bệnh nhân giảm đau nhanh chóng vừa tiến hành các liệu pháp chữa trị kịp thời
Ngoài nguyên nhân chấn thương, các bệnh lý xương khớp đều có triệu chứng đầu tiên là đau khớp gối. Các bệnh lý xương khớp này bao gồm:
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên khi tuổi tác ngày một cao hoặc các yếu tố nguy cơ như tai nạn, béo phì, vận động gắng sức, lười tập thể dục, ăn uống không đủ chất, thói quen không tốt như ngồi xổm… Cơn đau sẽ xuất hiện ở mặt trước và trong khớp gối, khi co duỗi chân nghe phát ra âm thanh lụp cụp, đau tăng khi vận động…
Viêm khớp gối
Khi khớp gối bị viêm, xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Các khớp xương ma sát nhiều, làm giảm việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp, gây đau và vận động khó khăn.
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp gối là cơn đau sẽ xuất hiện vào sáng sớm, kèm theo hiện tượng cứng khớp kéo dài tối đa 30 phút.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh lý tự miễn gây tổn thương nghiêm trọng màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, gây đau khớp, cứng khớp, lâu dần dẫn đến biến dạng khớp, dính khớp.
Bệnh gout
Bệnh gout xuất hiện khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu, trong khớp xương, chèn ép dây thần kinh cảm giác.
Bàn chân bẹt
Cơ địa người có lòng bàn chân phẳng dễ gây căng thẳng cho các dây chằng bên của đầu gối, khiến khớp gối dễ bị lệch, tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
Ngoài nguyên nhân chấn thương và bệnh lý về xương khớp, đau khớp gối còn do một số yếu tố nguy cơ khác như chế độ ăn uống không khoa học, lối sống thiếu lành mạnh (thức khuya, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, lười vận động,…). Theo thời gian, xương khớp yếu đi và dễ mắc phải các bệnh lý liên quan.
Ngoài ra, việc trọng lượng cơ thể tăng nhanh, đè ép lên khớp gối cũng khiến cho khớp gối tổn thương.
Như đã đề cập ở trên, cơ thể thiếu chất là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra triệu chứng đau khớp gối. Vậy đau khớp gối do thiếu chất gì?
Chúng ta đều biết, chế độ ăn tốt nhất là chế độ ăn không gây tăng cân và không gây viêm độc lập với phản ứng viêm thoái hóa. Người có vấn đề về xương khớp thường là cơ thể thiếu những chất sau đây: Canxi, Kali, Magie, Vitamin nhóm B, C, E… Do đó, người bệnh cần lưu ý bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể, không phải chờ khi cơ thể có biểu hiện đau khớp gối mà là bổ sung ngay từ sớm. Việc bổ sung có thể qua thức ăn đa dạng hàng ngày, dùng các chế phẩm bổ sung chất cho hệ xương khớp,...
Một số thực phẩm tốt như trà xanh chứa nhiều chất kháng viêm cũng như chất chống oxy hóa sẽ giúp ngăn chặn tình trạng viêm mãn tính. Vitamin D có công dụng rất tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Thực phẩm bổ sung vitamin D luôn có sẵn và thực phẩm giàu vitamin D như các loại cá hồi, cá trích và cá mòi (người không thích ăn cá có thể ăn rau bina và cải xoăn thay thế). Tất nhiên, ánh nắng mặt trời cũng giúp ích rất nhiều cho sự tổng hợp vitamin D của cơ thể.
Bên cạnh đó, cần tránh một số loại thực phẩm sau: Thực phẩm chứa lượng đường dư thừa; thực phẩm carbohydrate đã qua chế biến, bột mì trắng, bánh mì trắng, gạo trắng và tất nhiên là đường; đồ chiên; các loại thịt đỏ và đã qua chế biến như thịt nguội.
Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, ngoài bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, ngay từ khi còn trẻ chúng ta nên có ý thức bảo vệ xương khớp, ngăn ngừa các yếu tố gây đau khớp gối bằng cách sau:
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...