Tay, chân hoạt động quá tải, liên lục trong thời gian dài sẽ khiến các khớp bị tổn thương, kéo theo các cơn đau, viêm dây chằng rất khó chịu. Một khi đau khớp gối, cổ tay nhưng người bệnh không tiến hành điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng như hiệu suất công việc.
Cấu tạo của khớp gối và cổ tay
Khớp gối là một trong những khớp quan trọng, giữ nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể cũng như hỗ trợ cho các hoạt động di chuyển, đi lại.
Khớp gối, cổ tay bỗng đau nhức có thể do tay bị va đập hoặc mệt mỏi.
Khớp gối có cấu tạo phức tạp, bao gồm 3 thành phần cơ bản:
-
Cấu trúc xương: Xương lồi cầu đùi, xương bánh chè, mâm chày.
-
Lớp sụn bao bọc đầu xương: Công dụng giúp giảm ma sát trong quá trình vận động cơ thể.
-
Hệ thống dây chằng bên: Nằm ở ngoài khớp gối, gồm các dây chằng bên trong và bên ngoài, có nhiệm vụ giữ cho khớp gối ổn định khi chuyển động xoay hoặc xoắn vặn.
Hệ thống dây chằng chéo: Nằm ở trong khớp gối, bao gồm dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Hai dây chằng này bắt chéo với nhau tạo thành hình chữ X giúp đan chặt cố định các khớp xương, gân, cơ ở vùng đầu gối, giúp chúng không bị trượt ra trước hay ra sau quá mức.
Trong khi đó, khớp cổ tay có cấu tạo gồm nhiều xương và khớp nhỏ, hệ thống dây chằng, mạch máu và thần kinh đan xen nhau. Phần xương khớp và phần mô mềm là hai nhóm chính của khớp cổ tay, cùng nhau phối hợp nhịp nhàng giúp bàn tay vận động linh hoạt. Về cấu trúc xương khớp cổ tay cũng chia thành hai nhóm: nhóm xương cổ tay và nhóm khớp cổ tay.
Đau khớp gối và cổ tay là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang có vấn đề về xương khớp.
Cấu tạo của khớp cổ tay bao gồm khớp xương quay-cổ tay, khớp quay- trụ dưới, khớp giữa các xương cổ tay (gồm các khối xương cổ tay xa và gần), các khớp giữa xương cổ–bàn ngón tay. Mỗi thành phần sẽ đảm nhận những chức năng riêng nhưng tựu chung lại là cùng giúp ổn định và cho phép xoay cẳng tay, hỗ trợ thực hiện các hoạt động như gấp, duỗi, dạng cũng như giúp cổ tay chuyển động một cách mềm mại…
Đau khớp gối và cổ tay cảnh báo bệnh gì?
Khi nào bị đau khớp?
Khớp gối khá lỏng lẻo nên trong quá trình tập luyện, vận động rất dễ gặp tổn thương như trật khớp, gãy xương, đứt dây chằng chéo khớp gối, tổn thương sụn, gãy xương… Trong các thành phần cấu tạo khớp gối, hệ thống dây chằng khớp gối là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Các nhóm dây chằng giúp giữ cho hệ thống xương khớp gối vững chắc, cố định với nhau, không bị tách rời khi đi lại và chạy nhảy.
Phần cổ tay bao gồm một tổ hợp các nhóm khớp nhỏ đan xen nhau nhằm giữ cho cánh tay và bàn tay ổn định. Bên cạnh đó, khớp cổ tay còn có vai trò hỗ trợ xương bàn tay và cẳng tay trong việc hoạt động linh hoạt và chắc chắn hơn. Do đó, cùng với khớp gối, khớp cổ tay được xem là bộ phận rất quan trọng trong vận động, sinh hoạt. Đổi lại, nó cũng rất dễ bị tổn thương, nhất là khi người bệnh hoạt động tay chân quá nhiều.
Nguyên nhân
Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến khớp gối cũng như cổ tay bị đau:
-
Do chấn thương vật lý: Khớp gối, cổ tay nếu đột ngột bị va chạm mạnh sẽ dẫn đến tình trạng bị đau khớp, chẳng hạn như là khi bạn bị ngã hay bị tai nạn xe cộ. Phụ thuộc vào mức độ va chạm nặng, nhẹ khác nhau mà khớp gối và cổ tay bị tổn thương ra sao, nhưng thường là sẽ bị một trong các trường hợp là bong gân, trật khớp, thậm chí tệ hơn là xương khớp sẽ bị rạn nứt hoặc gãy.
-
Chấn thương khi chơi thể thao: Trường hợp chấn thương khớp gối hay khớp cổ tay này xảy ra rất thường xuyên với những người hay tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là những môn thể thao đòi hỏi sức mạnh nhiều từ tay và chân. Nếu không chú ý điều trị, tổn thương về xương khớp về lâu dài khiến người bệnh bị viêm khớp gây đau nhức vùng đầu gối, cổ tay cũng như những vùng xương khớp xung quanh.
-
Lạm dụng gây ra đau khớp gối, cổ tay: Khớp chịu được hoạt động ở một mức độ làm việc nhất định, một khi chúng ta liên tục làm những công việc đòi hỏi sử dụng chúng thường xuyên dễ dẫn đến tỷ lệ bị đau khớp gối và cổ tay cao hơn so với người bình thường.
-
Đau khớp do bị thấp khớp: Bệnh thấp khớp ở dạng nhẹ thường sẽ bị đau nhức xương khớp vùng cổ chân, cổ tay và đầu gối. Khi khớp gối và cổ tay bị viêm thấp, người bệnh bị đau cả hai gối, hai bên tay khiến việc sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng.
-
Đau khớp gối, cổ tay có thể là dấu hiệu của tình trạng thoái hóa khớp: Tình trạng thoái hóa xương khớp thường sẽ chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi do mọi chức năng của cơ thể đã dần bị yếu đi, dễ dẫn tới thoái hóa.
Tình trạng thoái hóa xương khớp là một trong những nguyên nhân gây đau nhức khớp gối và cổ tay.
Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu về xương khớp thì tình trạng thoái hóa xương khớp gây đau nhức khớp sẽ chỉ xuất hiện khi người bệnh đã từng gặp vấn đề với vùng khớp này trước đó, còn trường hợp đau khớp đầu gối do thoái hóa sẽ phổ biến hơn.
Bên cạnh những nguyên nhân bên trên, một số trường hợp bệnh dưới đây dù không phổ biến nhưng cũng có thể là nguyên nhân đưa đến bệnh đau khớp gối và cổ tay:
-
Mắc phải hội chứng ống cổ tay;
-
Bị bệnh Kienbock;
-
Bị nổi hạch hay sưng hạch;
-
Người thừa cân;
-
Phụ nữ đang mang thai;
-
Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường;
-
Người mắc bệnh Gout.
Triệu chứng khi bị viêm khớp gối và cổ tay
Tùy vào nguyên nhân và mức độ thương tổn mà triệu chứng của bệnh đau khớp gối và cổ tay sẽ khác nhau ở mỗi người:
Đau khớp
Xuất hiện các đơn đau âm ỉ là triệu chứng khá phổ biến báo hiệu bạn bị viêm khớp. Cơn đau có thể tăng dần, tiến triển dai dẳng hoặc có thể khởi phát đột ngột.
Cứng khớp
Khi khớp gối hay khớp cổ tay bị viêm sẽ báo hiệu bằng những cơn đau dai dẳng. Nếu người bệnh thờ ơ, không điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến khớp bị tê cứng, khó cầm nắm hay di chuyển.
Sưng tấy
Nếu bệnh đau khớp tiến triển nặng hơn sẽ đưa đến hiện tượng sưng tấy, viêm nóng, đau nhức. Biểu hiện của việc này là bạn sẽ thấy vùng da bao quanh khớp bị sưng đỏ và nóng hơn các vị trí xung quanh.
Hạn chế cử động
Một trong những điều đáng ngại của bệnh đau khớp gối và cổ tay chính là gây trở ngại trong vận động, linh hoạt. Nếu người bệnh không được kiểm tra và chữa trị có thể khiến bệnh tiến triển nhanh, dẫn đến dính khớp, teo cơ, mất chức năng của khớp.
Một trong những điều đáng ngại của bệnh đau khớp gối và cổ tay chính là gây trở ngại trong vận động, linh hoạt.
Làm gì khi đau khớp?
Trường hợp bị đau khớp biết rõ nguyên nhân và nhận thấy không quá nghiêm trọng thì hầu hết người bệnh đều có thể trực tiếp xử lý tại nhà thông qua những cách như sau:
-
Chườm lạnh giúp đầu gối, cổ tay bớt sưng đỏ gây khó chịu.
-
Sử dụng một số thuốc giảm đau phổ biến mà không cần kê đơn bởi bác sĩ.
-
Tạm dừng làm việc và nghỉ ngơi để gối và cổ tay có thời gian ổn định lại.
Với những trường hợp tình trạng đau nhức kéo dài, cơn đau tăng dần mà không thuyên giảm và không rõ nguyên nhân gây ra, người bệnh cần đến bác sĩ để được khám lâm sàng, tìm hiểu tình trạng bệnh tình: Kiểm tra độ sưng tấy, biểu hiện đau nhức, mức độ đau, khả năng cử động của khớp và cổ tay, khả năng cầm nắm đồ vật, khả năng đi lại...
Trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau nhằm xác định nguyên nhân chính gây đau nhức gối và cổ tay cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sau khi có kết quả khám lâm sàng, mỗi bệnh nhân được chỉ định loại xét nghiệm khác nhau để ra kết quả chính xác nhất và tiết kiệm chi phí cũng như thời gian.
Một số xét nghiệm có thể được thực hiện như:
-
Các xét nghiệm bằng hình ảnh: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT hay siêu âm.
-
Nội soi khớp: thực hiện sau khi xét nghiệm hình ảnh chưa đưa ra được kết quả rõ ràng nhất.
-
Xét nghiệm thần kinh: Trong trường hợp người bệnh bị nghi ngờ mắc phải hội chứng ống cổ tay thì sẽ được chỉ định thực hiện Điện cơ đồ (EMG).
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp