Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau mỏi khớp bả vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày 22/03/2022
Kích thước chữ

Khi bị đau mỏi khớp bả vai, rất nhiều người thường chủ quan bỏ qua và không chủ động trong việc điều trị. Từ đó mà dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe.

Do đó, để giúp bạn đọc hiểu rõ về chứng đau mỏi khớp bả vai, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chứng bệnh này.

Đau mỏi khớp bả vai có những triệu chứng gì?

Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bệnh lý mà khi bị đau mỏi khớp bả vai, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, những dấu hiệu điển hình nhất của người bệnh khi bị đau khớp bả vai đó là:

  • Xuất hiện những cơn đau sâu ở trong các khớp vai, các cơn đau này có thể ở trước, sau hoặc phần trên của cánh tay.
  • Đau nhức và rất khó cử động vai.
  • Cánh tay bị tổn thương, vai yếu.
  • Vai có cảm giác đau rát, ngứa ran, suy giảm chức năng vận động.
  • Phần bả vai bị biến dạng.
  • Có âm thanh phát ra mỗi khi cử động vai.
Đau mỏi khớp bả vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị1 Đau mỏi khớp bả vai là gì?

Ngoài những triệu chứng trên thì bệnh nhân bị đau mỏi khớp bả vai có thể gặp phải một số triệu chứng khác như khàn tiếng, đau bụng, đau ngực, giảm cân không rõ nguyên nhân…

Đau mỏi khớp bả vai nguyên nhân do đâu?

Một số nguyên nhân dẫn đến đau mỏi khớp bả vai phải kể đến như:

  • Do mắc các vấn đề về xương khớp: Bệnh nhân bị viêm gân, viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp, cứng khớp vai, viêm quanh khớp vai thể đông cứng…
  • Do bong gân và chấn thương khiến cho các cơ, gân và dây chằng bị thương tổn và trở nên lỏng lẻo và dẫn đến trật khớp vai. Những cơn đau do trật khớp vai thường có tính chất dữ dội, đột ngột và rất khó để cử động phần cánh tay.
  • Đau mỏi khớp bả vai do rễ thần kinh từ cổ đến vai bị chèn ép và kích thích, từ đó gây ra những cơn đau lan dọc từ dây thần kinh đến bàn tay, cánh tay, vai.
  • Do các vấn đề về phổi như ung thư biểu mô màng phổi, ung thư phổi, xẹp phổi, thuyên tắc phổi.
  • Do các bệnh lý ở tim như viêm ngoài màng tim, hội chứng bóc tách động mạch chủ, thiếu máu cơ tim.

Các phương pháp điều trị đau mỏi khớp bả vai

Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến đau mỏi khớp bả vai mà cách điều trị có thể khác nhau ở mỗi người. Dưới đây là một số cách điều trị đau mỏi khớp bả vai được sử dụng phổ biến nhất:

Dành ra nhiều thời gian để nghỉ ngơi

Việc nghỉ ngơi sẽ giúp cho sụn đệm, dây chằng và các cơ được thả lỏng và giải tỏa áp lực. Để tránh trường hợp ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và mỏi lưng thì bệnh nhân cần tránh nằm nhiều.

Chườm lạnh và chườm nóng

Phương pháp này có tác dụng giảm tê cứng và giảm đau nhức một cách tạm thời. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện việc chườm nóng, chườm lạnh trong khoảng 15 phút sau mỗi 4 tiếng đồng hồ.

Thực hiện vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng làm giảm tình trạng cứng khớp vai, giúp nâng cao sức mạnh của các cơ ở xung quanh bả vai. Nhờ vậy mà bệnh nhân sẽ được cải thiện chức năng cũng như phạm vi cử động ở vai và phục hồi chức năng hoạt động như bình thường.

Sử dụng thuốc chống viêm và giảm đau

Để điều trị đau mỏi khớp bả vai, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc giảm đau thông thường như NSAIDs, paracetamol

Tiêm corticoid

Liệu pháp tiêm corticoid thường được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm xương khớp khiến cho các cơn đau liên tục kéo dài. Do loại thuốc này chỉ đem đến tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định nên bệnh nhân luôn phải tiêm nhắc lại.

Vận động khớp vai

Bạn có thể thường xuyên vận động khớp vai, bao gồm xoay khớp vai, vận động hai vai ra trước và sau, nâng khớp vai lên rồi hạ xuống.

Châm cứu

Phương pháp châm cứu giúp làm giảm áp lực lên hệ thần kinh và các cơ, giúp thư giãn cơ, giảm đau nhức và tăng cường quá trình phục hồi cơ.

Đau mỏi khớp bả vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị2 Châm cứu chữa đau mỏi khớp bả vai

Phẫu thuật điều trị đau mỏi khớp bả vai

Trong những trường hợp sau, bệnh nhân cần nên được chỉ định phẫu thuật:

Rách cơ chóp quay vai cấp tính do các chấn thương bên ngoài, bệnh nhân thường xuyên bị trật khớp hoặc trật khớp tái phát, rách cơ chóp quay vai mãn tính do bị thoái hóa. Ngoài ra, sự tổn thương khớp ở mức độ nghiêm trọng do hậu quả của chứng viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp cũng nên tiến hành thực hiện phẫu thuật.

Phòng ngừa đau mỏi khớp bả vai

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa chứng đau mỏi khớp bả vai với các phương pháp sau:

  • Thực hành ở tư thế tốt: Bệnh nhân cần phải cố gắng ngồi cao và ngồi thẳng, tránh khom lưng mỗi khi ngồi. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân nên mua các loại ghế chuyên dụng đối với dân văn phòng và gối đệm cho cổ và lưng.
  • Hạn chế mang hoặc nâng vật nặng bằng một bên vai. Nếu như buộc phải nâng vật gì, bạn hãy gập đầu gối để tránh gây áp lực đối với lưng.
  • Bạn không nên ngồi quá lâu. Thay vào đó, bạn hãy thường xuyên đứng dậy và vươn vai để giúp cho cơ bắp được thư giãn khi ngồi làm việc lâu trước máy tính.
  • Nên xây dựng các thói quen sống lành mạnh bằng cách ngủ đủ giấc mỗi ngày, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục ít nhất là 5 ngày/tuần.
Đau mỏi khớp bả vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị3 Tập thể dục rèn luyện cơ thể và hệ xương khớp

Tình trạng đau mỏi khớp bả vai hoàn toàn có thể khắc phục được nếu như bạn biết chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Hãy áp dụng những kiến thức này để phục vụ vào quá trình chữa bệnh của bạn nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Đau khớp