Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì?

Ngày 11/08/2022
Kích thước chữ

Cong vẹo cột sống ở người lớn chủ yếu là do thoái hóa, đây vốn dĩ là một quá trình khó tránh khỏi. Tuy nhiên có những nguyên nhân vô căn, không thể xác định rõ ràng. Vì vậy để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì thì cần biết được nguyên nhân cụ thể để phòng tránh và điều trị hiệu quả.

Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi ngày càng có nhiều trường hợp mắc phải các bệnh lý về cột sống. Nhưng trước khi tìm hiểu về cách phòng ngừa cong vẹo cột sống hay tình trạng này ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào, bạn cần biết nguyên nhân gây ra thông qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống

Hầu hết các trường hợp vẹo cột sống ở người lớn là do thoái hóa như thoái hóa các khớp xương, đốt sống và đĩa đệm. Dần dần cột sống bị biến dạng và thay đổi cấu trúc theo thời gian. Các trường hợp cong vẹo cột sống khác có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Những nguyên nhân gây ra chứng vẹo cột sống ở người lớn là: 

  • Thoái hoá bẩm sinh: Điều này có nghĩa là bạn sinh ra đã bị cong vẹo cột sống. Tình trạng này không được nhận biết sớm khi còn nhỏ và sẽ càng ngày chuyển biến nặng hơn theo thời gian.
  • Suy yếu các nhóm cơ đốt sống: Khi các nhóm cơ xung quanh cột sống bị tê liệt vì bất kỳ lý do gì, cột sống có thể từ từ mất đi các đường cong sinh lý ban đầu dẫn đến cong vẹo cột sống. Đây thường là kết quả của chấn thương tủy sống. 
  • Nguyên nhân thứ phát: Vẹo cột sống có thể do các bệnh khác như loãng xương, nhuyễn xương hoặc sau phẫu thuật cột sống.
Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì? Và cách nhận biết? 1 Cong vẹo cột sống có thể do nhiều nguyên nhân như thoái hoá, thoát vị đĩa đệm,...

Phát hiện cong vẹo cột sống

Vẹo cột sống nếu được phát hiện kịp thời và điều chỉnh thì khả năng đường cong sinh lý trở lại bình thường là rất cao. Để kiểm tra chính xác thì bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra. Còn để đánh giá nhanh tại nhà thì bạn có thể áp dụng các kỹ thuật cơ bản sau:

  • Bạn nên mặc quần áo đơn giản, không quá dày, không mang dép, đứng thẳng hai chân chụm gót lại với nhau.
  • Đứng trước gương hoặc nhờ người khác quan sát đứng ở phía đối diện hoặc phía sau. 
  • Chú ý và so sánh độ chênh lệch của hai bên vai. Người bị vẹo cột sống có các biểu hiện như vai cao, vai thấp, độ dốc của vai không đồng đều. Khoảng cách từ hai đầu vai đến cột sống lưng trung tâm không đều. 
  • Bạn cúi người xuống, sờ dọc sống lưng và đánh dấu vào phần đốt sống nhô ra. Sau đó đứng thẳng lên, quan sát các vị trí đã đánh dấu có nằm trên một đường thẳng hay không. Nếu không, bạn đã bị cong vẹo cột sống.

Cong vẹo cột sống ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như thế nào?

Vẹo cột sống này không hẳn là một căn bệnh nguy hiểm, không gây ra những tác hại nghiêm trọng tạm thời nhưng đó không phải là lý do khiến bạn chủ quan và bỏ qua. Vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai.

  • Làm mất trọng tâm cơ thể: Cơ thể con người có cấu trúc đối xứng với nhau để cơ thể có thể đi thẳng. Nhưng đối với những người bị cong vẹo cột sống thì không thể đi thẳng được, cơ thể sẽ hơi nghiêng sang một bên hoặc cúi người về phía trước. Điều này gây trở ngại cho việc đi lại và sinh hoạt trong cuộc sống.
  • Các dạng cong vẹo cột sống đều khiến các cơ xung quanh cột sống bị co kéo lại, từ đó cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác trên cơ thể như tim, phổi, xương chậu,... 
  • Cột sống cong vẹo khiến dáng người, thân hình cong queo, dáng đi khập khiễng, cảm thấy tự ti khi giao tiếp xã hội.

Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì?

Tăng sức vùng cơ lưng

Một cách phòng bệnh cực kỳ hiệu quả đó là tăng cường sức mạnh ở những vùng cơ lưng, cột sống cổ và ngực. Đặc biệt là người lớn tuổi đang bắt đầu có các dấu hiệu thoái hoá.

Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao giúp tăng cơ phù hợp với thể trạng như bơi lội, bóng chuyền,… Đồng thời, thực hiện các bài tập cho lưng để tăng sức bền và độ dẻo dai của các nhóm cơ xung quanh cột sống.

Đối với một số trường hợp không thể vận động nhiều thì có thể thay thế bằng vật lý trị liệu với sự hướng dẫn của các bác sĩ. Vừa giúp nâng cao sức mạnh cơ bắp vừa đảm bảo người tập có thể hoạt động linh hoạt. 

Một phương pháp khác cũng mang lại hiệu quả tích cực cho cột sống là thủy trị liệu pháp giúp giảm đau cột sống và thư giãn các đốt sống.

Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì? Và cách nhận biết? 2 Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì? - Luyện tập các bài tập cho cơ lưng linh hoạt và dẻo dai

Tạo thói quen tốt cho cột sống

Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì? Tốt nhất, bạn nên tập cho mình các thói quen tốt cho cột sống như:

  • Không mang vác vật nặng. Khi vác đồ vật phải đảm bảo đúng tư thế. 
  • Ngồi đúng tư thế khi làm việc và học tập. 
  • Đối với phụ nữ, hạn chế đi giày cao gót. 
  • Tránh đứng hoặc ngồi trong một tư thế trong thời gian dài. 
  • Không thực hiện các động tác làm tổn thương đốt sống như uốn, vặn lưng và cổ đột ngột và quá mức. 
  • Duy trì trọng lượng phù hợp và tránh tạo áp lực lớn lên cột sống. 

Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học giúp cho cơ xương khớp khỏe mạnh là điều cần thiết. Hãy nạp năng lượng từ các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe của xương khớp, cơ bắp và sự dẻo dai cho các khớp như: 

  • Đặc biệt là các loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin. Các khoáng chất thiết yếu như canxi, magie, photpho,… rất cần thiết cho quá trình tạo xương. Thực phẩm giàu thành phần này là cải xoăn, rau cải, rau bina, đậu phụ, các sản phẩm từ sữa, hạnh nhân,…
  • Đậu bắp tăng cường chất nhờn trong khớp.
  • Tắm nắng sáng sớm thường xuyên cung cấp vitamin D giúp xương chắc khỏe.

Phòng chống cong vẹo cột sống học đường

Đối tượng cao bị cong vẹo cột sống hiện nay là học sinh. Nguyên nhân cong vẹo cột sống ở trẻ là do tư thế ngồi học không đúng, chịu tác động của nhiều yếu tố hoặc mang balo quá nặng, mang một bên quá lâu. Vậy đối với học sinh để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì? Các biện pháp phòng tránh cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đường bao gồm:

  • Bàn ghế cần được thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ. Dạy trẻ tư thế ngồi đúng và duy trì thói quen này hằng ngày. Theo đó, tư thế ngồi đúng là cẳng chân đặt chắc chắn trên sàn tạo với đùi một góc 90 độ (hoặc từ 75 đến 105 độ). Ngồi thẳng lưng hoặc tựa vào lưng ghế nhưng vẫn giữ thẳng lưng. Đầu và cổ hơi cúi về phía trước và hai tay đặt ngay ngắn trên bàn.
  • Không nên cho trẻ mang balo quá nặng. Trọng lượng không được vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Sử dụng balo đeo hai bên, không để trẻ đeo cặp một bên vai gây lệch. 
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm cong vẹo cột sống và các bệnh lý nói chung để điều trị.
Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì? Và cách nhận biết? 3 Ngồi học đúng tư thế để tránh cong vẹo cột sống

Để chống cong vẹo cột sống cần phải làm gì, chắc hẳn bạn nắm rõ những việc cần làm và không nên làm. Hãy tạo thói quen tốt cho cột sống ngay hôm nay trước khi gặp phải những hậu quả của tật cong vẹo cột sống gây ra trên cơ thể.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.