Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cột sống con người có xu hướng cong hình chữ S, nhưng đối với những người bị cong vẹo cột sống thì đường cột sống có độ cong hơn rất nhiều. Vẹo cột sống cũng là trường hợp khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây ra.
Vẹo cột sống là tình trạng cột sống cong sang trái, sang phải, ra trước hoặc ra sau quá mức mà không duy trì được độ cong sinh lý bình thường. Nhiều người nghĩ rằng chứng vẹo cột sống chỉ xuất hiện trước tuổi dậy thì vì lúc này xương còn yếu, nhưng thực tế có rất nhiều dạng cong vẹo cột sống khác nhau và độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Vì vậy tìm hiểu các dạng cong vẹo cột sống thường gặp để phòng ngừa tốt nhất.
Nguyên nhân chính xác của chứng vẹo cột sống vẫn chưa được có lời giải đáp. Một số ý kiến cho rằng là do di truyền, ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như:
Triệu chứng của chứng vẹo cột sống phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của độ cong. Trong trường hợp nhẹ đến trung bình, tình trạng sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hằng ngày. Những trường hợp cong vẹo cột sống nghiêm trọng có thể có những hạn chế về cử động và đi lại.
Có nhiều dạng vẹo cột sống, mỗi dạng có tiêu chuẩn chẩn đoán riêng và độ tuổi khởi phát khác nhau. Vì cong vẹo cột sống là một tình trạng có thể thay đổi nên việc chẩn đoán chính xác có thể khó khăn dẫn đến xác định phương pháp điều trị cũng không hiệu quả. Các dấu hiệu chung của các dạng cong vẹo cột sống như:
Trong số các chứng vẹo cột sống khởi phát sớm, vẹo cột sống bẩm sinh hiếm gặp và có tỷ lệ mắc là 1:10.000. Chứng vẹo cột sống này là kết quả của sự hình thành cột sống không bình thường khi thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Nguyên nhân chính là do cột sống bị dị dạng, xương hình thành không hoàn chỉnh hoặc thiếu xương. Dạng cong vẹo cột sống này có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Vẹo cột sống vô căn là dạng vẹo cột sống phổ biến nhất ở thanh thiếu niên. Theo thống kê, cứ 4 trẻ em thì có 1 trẻ mắc phải tình trạng này trong độ tuổi từ 10 - 18 tuổi. Chứng vẹo cột sống này hiện vẫn chưa được xác định được nguyên nhân cụ thể.
Các dạng cong vẹo cột sống vô căn được chẩn đoán khi loại trừ và xem xét tất cả các nguyên nhân thứ phát khác. Ngoài ra còn có các dạng cong vẹo cột sống vô căn ở trẻ sơ sinh và cột sống thường phát triển theo hình chữ S hoặc chữ C.
Xảy ra phổ biến ở những người trên 60 tuổi và không có triệu chứng. Chứng vẹo cột sống phát triển ở độ tuổi trung niên hoặc các dấu hiệu cong bất thường của cột sống theo thời gian được gọi là vẹo cột sống thoái hóa. Bệnh khởi phát thường do đĩa đệm bị thoái hóa dẫn đến xẹp đốt sống và ảnh hưởng đến hình dạng tự nhiên của cột sống. Một số trường hợp vẹo cột sống bắt đầu bằng sự sụt lún của các đốt sống do loãng xương.
Vẹo cột sống thần kinh cơ xảy ra trong một số rối loạn cột sống cùng với các vấn đề về thần kinh và cơ bắp. Các dây thần kinh và cơ không thể duy trì sự liên kết bình thường dẫn đến cột sống bị cong.
Cong vẹo cột sống này thường xảy ra ở độ tuổi trưởng thành và có thể khiến một người không đi lại được. Loại cong vẹo cột sống này thường tiến triển nhanh hơn so với các dạng cong vẹo cột sống vô căn và thường phải điều trị bằng phẫu thuật.
Hội chứng vẹo cột sống Syndromic là một trong những dạng vẹo cột sống thứ phát xảy ra sau các hội chứng khác như hội chứng Marfan, bệnh teo cơ, bệnh xương thuỷ tinh,...
Gù cột sống Scheuermann là một trong các dạng cong vẹo cột sống thường gặp ở thanh thiếu niên. Không giống như chứng gù lưng do tư thế, tình trạng gù lưng Scheuermann khiến bệnh nhân không thể chủ động kiểm soát được được tư thế.
Bệnh Scheuermann là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây phì đại đốt sống ở bệnh nhân, bị biến dạng cột sống sau khi bị vẹo cột sống vô căn. Đặc trưng bởi thoái hóa đốt sống thân, giảm tăng trưởng cột sống trước, hạch Schmorl, hẹp đĩa đệm và thoái hóa đĩa đệm sớm.
Tỷ lệ mắc bệnh Scheuermann thường xảy ra ở độ tuổi từ 4 - 16 tuổi. Dạng vẹo cột sống này là do biến dạng cấu trúc của cột sống, người bệnh không thể ngồi thẳng lưng, bị co cứng, mỏi cơ, đau lưng hoặc cứng khớp.
Trên đây là những thông tin về các dạng cong vẹo cột sống mà bạn và người thân trong gia đình có thể mắc phải. Nếu có những dấu hiệu như trên tốt nhất nên đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn điều trị tốt nhất.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.