Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

DEHP là gì? Tác hại của DEHP đến sức khoẻ con người

Ngày 28/07/2024
Kích thước chữ

DEHP là gì chính là câu hỏi mà nhiều người hiểu về an toàn thực phẩm thường đặt ra. Thực tế chúng ta đang sử dụng thực phẩm một cách đơn thuần mà chưa thực sự cảnh giác và tìm hiểu thông tin đầy đủ về chúng. Bài viết bật mí đến thông tin có lẽ là khá mới này một cách cụ thể hơn với bạn đọc.

DEHP là hoá chất hữu cơ không được sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên chắc hẳn có rất nhiều người thắc mắc DEHP là gì bởi đa phần chúng ta không tìm hiểu quá nhiều về thông tin an toàn thực phẩm. Thực tế hiện nay việc hiểu biết về vấn đề thực phẩm để bảo vệ sức khỏe là điều cực kỳ cần thiết.

DEHP là gì?

DEHP viết tắt của Diethylhexyl Phtalat, chúng là một chất hữu cơ đã từng được dùng trong thực phẩm. Ngoài DEHP thì có nhiều dẫn chất Phtalat khác có cấu trúc tương tự như Dep để ứng dụng trong ngành dược giúp điều trị bệnh ghẻ ngứa. Có thể thấy các dẫn chất Phtalat thường được ứng dụng để làm ra các chất hóa dẻo cho bao bì nhựa, từ đó giúp sản xuất ra chai, gói, đầu núm vú giả, đồ chơi trẻ con.

Dehp là gì? Tác hại của Dehp đến sức khoẻ con người? 1
DEHP là gì? Đây là hợp chất cấm dùng trong thực phẩm

Tác hại của DEHP gây ra cho cơ thể

Sau khi hiểu DEHP là gì, ta cùng tìm hiểu về tác hại của DEHP với cơ thể. Như đã đề cập thì dẫn chất Phtalat có trong đồ chơi bằng nhựa của trẻ em và chúng là mối nguy cho sức khỏe của bé:

Các nghiên cứu cho thấy trẻ em, đặc biệt là bé gái dễ bị xáo trộn nội tiết và dậy thì trước tuổi do cơ thể nhiễm các chất từ bên ngoài, điển hình như Xenoestrogen. Khi cơ thể bé gái chưa dậy thì nhưng tiếp xúc với Xenoestrogen thì như có một lượng Estrogen được nạp vào cơ thể. Chính Estrogen kích hoạt tuyến yên ở não và vùng dưới đồi tiết ra Gonadotropins làm xuất hiện các hiện tượng dậy thì ở bé gái. Và DEHP đã được chứng minh là chất có tác dụng như Xenoestrogen, chất làm rối loạn hormone giới tính. 

Hiện nay không riêng gì Việt Nam và nền công nghiệp thực phẩm toàn cầu đã nghiêm cấm sử dụng DEHP. Trước đây chúng được sử dụng bởi đặc tính không tan trong nước, tan trong dầu và có thể thay thế dầu cọ trong thực phẩm bởi chúng rẻ tiền hơn. Từ khi các nghiên cứu dẫn chứng mức độ nguy hiểm của hợp chất này với cơ thể, liên tục có nhiều cuộc kiểm tra nghiêm ngặt được diễn ra trên phạm vi rộng để đảm bảo DEHP không có trong bánh kẹp, sữa, thạch, nước giải khát.

Vậy có thể khẳng định việc cảnh giác, không sử dụng thực phẩm hay vật dụng có dẫn chất Phtalat như DEHP là cực kỳ cần thiết. Bạn có thể chủ động bảo vệ cơ thể với thói quen sử dụng đồ nhựa dẻo cẩn trọng trong đời sống hằng ngày. Bạn nên ưu tiên dùng sản phẩm nhựa PVC, không đựng thực phẩm nóng trong bao bì nhựa hay vật dụng nhựa. Đặc biệt có ý thức cao trong việc dùng túi vải, túi giấy thay vì bao bì bằng nhựa, plastic, vừa tốt cho sức khoẻ vừa bảo vệ môi trường.

Dehp là gì? Tác hại của Dehp đến sức khoẻ con người? 2
DEHP gây dậy thì sớm ở trẻ em, đặc biệt là bé gái

Những phụ gia gây hại trong thực phẩm chế biến sẵn

Sau khi tìm hiểu DEHP là gì, ta cùng tìm hiểu về các chất phụ gia nên cẩn trọng trong thực chế biến sẵn. Bởi không chỉ hoạt chất như DEHP mà còn rất nhiều mối lo khác bạn phải chú ý khi quyết định dùng thực phẩm công nghiệp. Bên cạnh sự tiện lợi thì rõ ràng thực phẩm chế biến sẵn vẫn là đối tượng gây nhiều tranh luận về sức khỏe:

Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa là phụ gia gây nhiều tranh cãi nhất khi nhắc đến thực phẩm chế biến sẵn. Chúng còn được biết với cái tên là dầu hydro hóa một phần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt chất này làm tăng mức cholesterol xấu trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Cho đến hiện nay chất béo chuyển hóa vẫn được sử dụng trong thực phẩm chế biến sẵn và buộc người dùng phải cân nhắc trước khi sử dụng.

Thuốc nhuộm màu nhân tạo

Nếu đặt câu hỏi DEHP là gì và thắc mắc về tác hại của chúng có vẻ còn xa lạ với người Việt thì thuốc nhuộm nhân tạo chắn hẳn quen thuộc hơn cả. Đặc biệt nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng về việc trẻ con thích thú ăn những loại bánh kẹo đa màu sắc. Thực tế nỗi lo này rất đáng để bận tâm bởi một số loại thuốc nhuộm có liên quan mật thiết đến trạng thái hiểu động của trẻ cũng như gây ung thư tiềm ẩn.

Natri nitrit/Nitrat

Những ai yêu thích thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích thì chắc hẳn phải suy nghĩ cẩn thận hơn trước khi dùng bởi chúng chứa nhiều Natri Nitrit và Natri Nitrat. Đây là chất bảo quản khi nấu ở nhiệt độ cao thì chúng dễ tạo thành Nitrosamine, chất gây ung thư. Trong công nghiệp thực phẩm thì Natri Nitrit/Nitrat vẫn được cho phép sử dụng với lượng nhỏ.

Ace-K

Chất tạo ngọt Ace-K có tên đầy đủ là Acesulfame Kali, chúng là chất tạo ngọt nhân tạo và có ở hầu hết các thực phẩm như nước ngọt, bánh kẹo tráng miệng. Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra chính xác Ace-K gây hại như thế nào nhưng các chuyên gia dinh dưỡng vẫn rất lo ngại về tính an toàn của chúng, điển hình là mối lo gây ung thư.

BVO

BVO còn được biết đến là dầu thực vật brom hoá. Các loại nước uống như soda thường sử dụng BVO. Hiện nay đã có hơn 100 quốc gia cấm hoặc hạn chế sử dụng BVO vào thực phẩm công nghiệp bởi chúng có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh cũng như tuyến giáp.

Dehp là gì? Tác hại của Dehp đến sức khoẻ con người? 3
Dầu thực vật brom hoá có nhiều trong nước ngọt

Olestra

Olestra là phụ gia thường được dùng trong các đồ ăn nhẹ chế biến sẵn, chúng thay thế chất béo để giảm hàm lượng calo. Olestra có thể gây rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, đau bụng cũng như khiến cơ thể khó hấp thu vitamin tan trong chất béo hơn. Chất này đã bị hạn chế dùng tại một số nước châu Âu.

Trên đây là những chia sẻ về DEHP là gì. Nếu bạn đang băn khoăn về chủ đề an toàn thực phẩm thì không nên bỏ qua bài viết này. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin