Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo các chuyên gia, tình trạng đi nắng về bị sốt thường đến từ việc sốc nhiệt hay say nắng, cảm nắng. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này cũng như cách phòng tránh hiệu quả.
Đi nắng về bị sốt do say nắng, sốc nhiệt là tình trạng phổ biến, thường gặp nhiều nhất ở người lớn tuổi hoặc trẻ em. Trong thời tiết nắng nóng kéo dài, việc đề phòng sốc nhiệt, chủ động bảo vệ sức khỏe là điều cần thiết cho mọi độ tuổi, mọi giới tính.
Trong thời gian gần đây, số trường hợp đi nắng về bị sốt được ghi nhận có dấu hiệu tăng, một phần bởi nhiều nơi đang trải qua đợt nắng nóng và thời tiết thay đổi thất thường. Điều này không chỉ tăng nguy cơ đi nắng về bị sốt mà còn dẫn đến những vấn đề như cháy nắng, chuột rút, mất nước, ngất, say nắng,… trong đó nguy hiểm nhất là đi nắng về bị sốt do sốc nhiệt.
Sốc nhiệt hay say nắng, cảm nắng là bệnh nhiệt nghiêm trọng. Thông thường, trung khu điều nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể luôn ở ngưỡng cân bằng, không thay đổi quá nhiều dưới sự tác động của môi trường.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nắng nóng kéo dài có thể khiến trung tâm điều nhiệt bị tổn thương hoặc không còn khả năng giữ nhiệt độ ở mức cân bằng, do đó, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng mạnh gây rối loạn chức năng cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh, dẫn đến nguy cơ cao hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao đi nắng về bị sốt do sốc nhiệt bao gồm:
Hầu hết các bệnh nhân đi nắng về bị sốt đều có đặc điểm chung là lao động, hoạt động nhiều giờ liên tục trong điều kiện môi trường nắng nóng, không nghỉ ngơi, không bổ sung nước và chất điện giải kịp thời, đầy đủ. Ngoài gây sốt cao, sốc nhiệt còn có thể để lại nhiều biến chứng khác như co giật, tiêu cơ vân, suy thận, hôn mê, tổn thương thần kinh, suy giảm chức năng của các cơ quan, thậm chí nghiêm trọng nhất là tử vong.
Hiện tượng sốc nhiệt ngoài dấu hiệu đi nắng về bị sốt còn đi kèm một số triệu chứng khác, có thể khởi phát đột ngột hoặc từ từ, bao gồm:
Khi bản thân hoặc người khác đi nắng về bị sốt, có biểu hiện sốc nhiệt cần nhanh chóng hạ nhiệt cơ thể, làm mát cơ thể bằng các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ như sau:
Tình trạng đi nắng về bị sốt do sốc nhiệt nếu không có biện pháp phòng tránh và điều trị có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người bệnh. Do đó, bất kỳ ai, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em cần có biện pháp đề phòng sốc nhiệt phù hợp.
Luôn che chắn khi ra ngoài: Bạn có thể chọn cách mặc áo chống nắng, đội mũ, đeo kính râm, sử dụng ô (dù),… để bảo vệ làn da và cơ thể trước khi đi ra ngoài. Đối với người lao động ngoài trời, để phòng tránh sốc nhiệt, đi nắng về bị sốt,… bạn nên mặc áo dài tay, kính bảo hộ và luôn đội mũ/nón khi trời nắng gắt.
Duy trì nhiệt độ cơ thể: Yếu tố then chốt để tránh sốc nhiệt là nhiệt độ cơ thể luôn được duy trì ở mức ổn định. Mỗi người cần uống đủ nước, hạn chế mất nước và mất cân bằng điện giải khi đi dưới trời nắng nóng thời gian dài. Ngoài ra bạn cũng có thể để sẵn một ít muối, đường và nước trong túi để khi có dấu hiệu sốc nhiệt thì sử dụng ngay nhằm nhanh chóng cân bằng điện giải, giảm nguy cơ biến chứng sốc nhiệt.
Bôi kem chống nắng: Ánh nắng mặt trời với tia UV và nhiệt độ cao có thể khiến da bị cháy nắng, hình thành các hắc sắc tố. Do đó, khi cần ra ngoài, bạn cần sử dụng thêm kem chống nắng nhằm bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Tùy theo thời tiết nắng gắt hay nắng dịu mà bạn lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp.
Tránh uống rượu, bia và caffeine: Những thức uống có cồn và chứa caffeine có thể khiến cơ thể mất nước và kiệt sức nhanh hơn nên nếu chuẩn bị ra ngoài trong lúc trời nắng nóng, bạn nên hạn chế sử dụng những thức uống này.
Ăn nhẹ: Để phòng tránh sốc nhiệt bạn nên ưu tiên những thức ăn dễ tiêu hóa, tránh ăn đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, có thể ăn trái cây hoặc salad rau củ, cháo, súp,… Bên cạnh đó, những thức ăn có vị cay bạn không nên ăn vì dễ làm cơ thể nóng và khó chịu hơn.
Đi nắng về bị sốt không phải hiện tượng hiếm gặp, có thể để lại nhiều di chứng đối với sức khỏe nếu không can thiệp kịp thời. Để hạn chế nguy cơ đi nắng về bị sốt vì sốc nhiệt, mỗi người nên uống đủ lượng nước cần thiết, chủ động bảo vệ làn da, mái tóc khi tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng,…
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.