Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Sốc nhiệt do nắng nóng: Làm thế nào để phòng tránh?

Ngày 24/06/2024
Kích thước chữ

Thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tinh thần. Một trong những vấn đề thường gặp nhất là sốc nhiệt do nắng nóng. Vậy làm thế nào để phòng tránh hiện tượng này? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay trong bài viết sau từ Nhà thuốc Long Châu.

Sốc nhiệt do nắng nóng là hiện tượng thường gặp, có thể gây mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt,… hoặc thậm chí tử vong nếu không kịp thời sơ cứu, điều trị. Để biết cách phòng tránh tình trạng sốc nhiệt, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo những chia sẻ dưới đây.

Sốc nhiệt là gì?

Thời tiết hiện nay được đánh giá là nắng nóng liên tục, kéo dài trong nhiều ngày và nhiệt độ ngoài trời thường xuyên tăng trên 40oC. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng khó chịu như chuột rút, say nắng, hoa mắt chóng mặt, ngất,… và nguy hiểm nhất là sốc nhiệt do nắng nóng.

Sốc nhiệt hay say nắng, cảm nắng là một trong những loại bệnh nhiệt nghiêm trọng. Thông thường, trung khu điều nhiệt sẽ giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, ở ngưỡng cân bằng và không thay đổi quá nhiều dưới sự tác động của môi trường.

Khi liên tục tiếp xúc với ánh nắng, nắng nóng kéo dài có thể khiến trung khu điều nhiệt của cơ thể bị tổn thương, dẫn đến mất khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Lúc này, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng mạnh, gây rối loạn nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt là hệ thần kinh, có nguy cơ dẫn đến hôn mê và tử vong.

Sốc nhiệt do nắng nóng: Làm thế nào để phòng tránh? 1
Sốc nhiệt có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, phổ biến nhất là người già và trẻ nhỏ

Với tiết trời quá nóng, nóng bức kéo dài như hiện nay, nhóm đối tượng dễ bị sốc nhiệt do nắng nóng nhất là:

  • Người cao tuổi, trẻ em: Đây đều là những đối tượng rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường, có khả năng chịu đựng kém.
  • Người mắc bệnh mãn tính: Ví dụ như bệnh tim mạch, bệnh gan, ung thư,… có sức khỏe yếu, khó chống chịu dưới thời tiết nắng nóng.
  • Người lao động ngoài trời: Điển hình như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, nhân viên giao hàng,… dễ có nguy cơ sốc nhiệt do nắng nóng vì công việc yêu cầu phải làm việc ngoài trời trong thời gian dài.

Hầu hết các ca bệnh sốc nhiệt do nắng nóng đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ dưới nắng, không nghỉ ngơi và kịp thời bổ sung nước, chất điện giải đầy đủ cho cơ thể. Sốc nhiệt do nắng nóng có thể gây biến chứng, đặc biệt là người bệnh cấp cứu chậm trễ gây co giật, tiêu cơ vân, suy thận, hôn mê kéo dài, tổn thương thần kinh và tổn thương nhiều cơ quan khác không có khả năng phục hồi, thậm chí là tử vong.

Nhận biết tình trạng sốc nhiệt và hướng dẫn xử lý

Việc nhận biết sớm tình trạng sốc nhiệt do nắng nóng có ý nghĩa quan trọng trong việc bệnh nhân có cấp cứu kịp thời, hiệu quả hay không. Một số biểu hiện của người bị sốc nhiệt bao gồm:

  • Đổ nhiều mồ hôi, đau cơ, yếu cơ, chuột rút, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, choáng váng hoặc ngất xỉu.
  • Sốt cao trên 39 – 40oC.
  • Da khô và nóng bất thường.
  • Rối loạn ý thức, ví dụ như mê sảng, co giật, hôn mê. Đây là biểu hiện cho thấy bệnh nhân nguy kịch, có thể đe dọa tính mạng, cần sơ cấp cứu tại chỗ và nhanh chóng chuyển đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất.
Sốc nhiệt do nắng nóng: Làm thế nào để phòng tránh? 2
Một trong những biểu hiện khi sốc nhiệt do nắng nóng là da khô, nóng bất thường

Khi nhận thấy bệnh nhân có hiểu hiện bị sốc nhiệt do nắng nóng, bạn có thể tiến hành xử lý nhanh bằng cách hạ nhiệt, làm mát cơ thể như sau:

  • Nhanh chóng di chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, tốt nhất nên di chuyển đến nơi có bóng râm và mát mẻ.
  • Đặt nạn nhân nằm xuống, cởi bỏ bớt quần áo để giảm nhiệt độ cơ thể. Có thể sử dụng nước lạnh hoặc khăn ướt phủ lên toàn bộ cơ thể nạn nhân, đồng thời dùng quạt thổi để hạ nhiệt nhanh chóng hơn. Khi sơ cứu cũng có thể phun nước vào người bệnh, sử dụng quạt, ngâm mình trong nước lạnh,…
  • Cho người bệnh uống nước ngay khi còn tỉnh và không nôn hoặc nôn ít. Ngay lúc này cần gọi cấp cứu và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Trên đường di chuyển nạn nhân đến bệnh viện cần mở điều hòa hoặc cửa sổ xe cứu thương để không khí thoáng mát, đồng thời tiếp tục đắp khăn ướt và nước lạnh nên người bệnh nhân để làm mát. Truyền dịch tĩnh mạch nếu có thể và luôn theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể, dấu hiệu bất thường của nạn nhân.
  • Nếu bệnh nhân đã bị tổn thương thận thì điều cần làm là lọc máu liên tục, chăm sóc tích cực phụ thuộc vào tình trạng thực tế của nạn nhân.

Cách phòng tránh sốc nhiệt do nắng nóng

Thời tiết nắng nóng như hiện nay, bất cứ ai cũng cần trang bị cho mình kỹ năng phòng tránh sốc nhiệt do nắng nóng để bảo vệ sức khỏe. Điều quan trọng nhất vào mùa nắng là bổ sung đủ nước cho cơ thể, ăn uống đầy đủ và tránh nơi có nhiệt độ quá cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số cách tránh sốc nhiệt do nắng nóng khác như:

Luôn che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài

Ngoài thoa kem chống nắng, bạn cần che chắn cơ thể trước khi ra ngoài bằng cách:

  • Mặc áo chống nắng.
  • Sử dụng khăn che
  • Che ô (dù).
  • Đội mũ.
  • Che chắn vùng gáy bằng mũ, khăn choàng,…
  • Người lao động dưới nắng nóng cần mặc áo chống nắng, đeo kính râm,…
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc với môi trường nóng bức quá lâu.
Sốc nhiệt do nắng nóng: Làm thế nào để phòng tránh? 3
Luôn thoa kem chống nắng và che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài để phòng tránh sốc nhiệt 

Duy trì nhiệt độ cơ thể

Để tránh bị sốc nhiệt do nắng nóng, bạn cần đảm bảo mình luôn uống đủ nước, tránh mất nước và chất điện giải trong quá trình làm việc hoặc di chuyển ngoài trời nắng. Cơ thể đổ nhiều mồ hôi thường dễ mất nước và chất điện giải nên việc bổ sung là điều cần thiết. Bạn có thể để sẵn một ít muối, đường và nước trong túi để bổ sung bất cứ khi nào thấy chóng mặt, mệt mỏi do nắng nóng.

Xem thêm: Giải đáp: Để ngăn ngừa sốc nhiệt uống gì?

Ăn nhẹ

Bổ sung năng lượng cho cơ thể là điều cần thiết để bạn duy trì sức khỏe, năng lượng làm việc hiệu quả. Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, bổ sung nước như súp, trái cây tươi, cháo,… sẽ giúp bạn hạn chế sốc nhiệt do nắng nóng. Vào thời tiết này, tốt nhất nên hạn chế ăn vặt, thay vào đó là những bữa nhẹ với sữa chua, trái cây tươi, các loại hạt hoặc salad,… sẽ có lợi cho sức khỏe hơn. Mùa nắng nóng bạn cũng nên tránh ăn thực phẩm cay nóng vì sẽ làm cơ thể nóng và khó chịu hơn.

Sốc nhiệt do nắng nóng: Làm thế nào để phòng tránh? 4
Ăn nhẹ sẽ giúp bạn luôn có đủ năng lượng để làm việc, hạn chế mất nước, sốc nhiệt do nắng nóng,...

Sốc nhiệt do nắng nóng là tình trạng nguy cấp, có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân nên cần phát hiện, sơ cấp cứu kịp thời. Nếu không bắt buộc làm việc ngoài trời, tốt nhất bạn nên hạn chế ra ngoài trong khoảng từ 10 giờ – 14 giờ hàng ngày vì đây là khung giờ nắng nóng nhất.

Xem thêm một số bài viết khác dưới đây: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.