Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mê sảng không phổ biến nhưng nếu tình trạng này xuất hiện ở người mắc bệnh nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mê sảng sẽ giúp phòng ngừa và giảm mức ảnh hưởng của nó đến sức khỏe.
Mê sảng không phải tình trạng thường gặp. Đó là một biểu hiện rối loạn chức năng tâm thần diễn ra khi quá trình gửi và nhận tín hiệu trong não bị ảnh hưởng, Vậy mê sảng là gì? Nó có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng này như thế nào?
Mê sảng hay sảng là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh nghiêm trọng, thường gặp nhất ở những người lớn tuổi sau phẫu thuật. Tình trạng này cấp tính, thoáng qua và hoàn toàn có thể phục hồi. Đặc trưng của sảng là người bệnh mất khả năng chú ý, mất phương hướng, không thể suy nghĩ rõ ràng. Tình trạng này xảy ra khi quá trình gửi - nhận tín hiệu trong não bị ảnh hưởng do các yếu tố làm tổn thương não và gây sai lệch các hoạt động của não bộ.
Theo ghi nhận ở những bệnh nhân bị sảng, tình trạng này có thể kéo dài vài giờ cho đến vài tuần hay thậm chí vài tháng. Càng được điều trị sớm, giải quyết được nguyên nhân gây sảng, thời gian phục hồi của người bệnh sẽ càng được rút ngắn. Ngoài ra, thời gian và khả năng phục hồi của bệnh nhân cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của họ trước khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng mê sảng.
Một người có sức khỏe tốt có thể phục hồi hoàn toàn sau cơn sảng nhưng người sa sút trí tuệ có thể mất khả năng tư duy, suy giảm trí nhớ nghiêm trọng sau đó. Ở các bệnh nhân mắc bệnh lý nghiêm trọng, mắc bệnh trong thời gian dài hay bắc bệnh nặng giai đoạn cuối, nguy cơ không phục hồi được kỹ năng và tư duy vốn có sẽ rất cao. Họ thường phải đối mặt với hậu quả sức khỏe nặng nề như: Phải chăm sóc lâu dài, mất khả năng sống độc lập, khó phục hồi sau phẫu thuật, nguy cơ tử vong cao,…
Mê sảng có thể xảy ra do một nguyên nhân đơn lẻ hoặc do nhiều nguyên nhân cùng một lúc. Cũng có khi bác sĩ không xác định được chính xác nguyên nhân gây sảng. Một số nguyên nhân phổ biến nhất được ghi nhận ở những bệnh nhân bị sảng như:
Ngoài những nguyên nhân trên, cũng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mê sảng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng như:
Khi bị mê sảng, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng như:
Giảm khả năng tập trung, dễ bị phân tâm, tự cô lập bản thân không thích tiếp xúc với người khác. Người bệnh cũng tỏ ra chỉ quan tâm đến một vấn đề nhất định, không quan tâm đến các thông tin quanh mình.
Giảm trí nhớ, không nhớ từ, khó nói, không định hướng được bản thân. Người bệnh sẽ nói lan man, không có chủ đề, nói những điều vô nghĩa và diễn đạt rất khó hiểu. Một số bệnh nhân không thể đọc, viết như bình thường.
Sự thay đổi khác lạ về hành vi với những biểu hiện như: Người bệnh bị ảo giác. Có những bệnh nhân im lặng, không thích tiếp xúc và tự cô lập mình. Lại có những người luôn rên rỉ, gào thét. Họ cũng sẽ bị rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn cảm xúc với các biểu hiện như: Lo lắng, sợ hãi thường trực, tâm trạng bồn chồn. Có nhiều bệnh nhân tính tình hung dữ, cảm thấy luôn khó chịu, dễ bị kích động. Lại có những người bị trầm cảm, thờ ơ với mọi thứ, mọi người xung quanh. Cảm xúc người bệnh thay đổi bất ngờ, không thể đoán trước, đột ngột hưng phấn. Kèm theo đó, người bệnh cũng bị thay đổi về nhân cách.
Tùy từng tình trạng và từng bệnh nhân, các triệu chứng của mê sảng có thể khác nhau và nhiều hơn những triệu chứng kể trên.
Mê sảng có thể được điều trị và tăng khả năng phục hồi cho người bệnh khi áp dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Cụ thể là:
Bệnh nhân bị mê sảng cần được chăm sóc, hỗ trợ bằng cách:
Một số loại thuốc có thể kiểm soát cơn đau gây mê sảng. Lại có những loại thuốc tốt cho người bị ảo giác hoặc có những hành vi hoang tưởng. Những loại thuốc này thường được sử dụng khi các phương pháp điều trị sẽ không hiệu quả nếu không dùng thuốc, khi hành vi của người bệnh có thể đe dọa đến sự an toàn của người khác hay khi bệnh nhân không thể đi kiểm tra sức khỏe. Khi mê sảng được điều trị dứt điểm, các loại thuốc này sẽ được giảm hoặc ngừng hẳn.
Ngoài những biện pháp chăm sóc và điều trị trên đây, bệnh nhân cần duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp để nhanh phục hồi. Họ cần được tập thói quen ngủ đúng giờ, tránh gián đoạn giấc ngủ. Người nhà hãy tạo cho họ một môi trường yên tĩnh, dễ chịu, thân thiện. Cần tạo cơ hội cho bệnh nhân giao tiếp với mọi người. Khi giao tiếp với người bệnh, những người xung quanh nên tránh tranh cãi, giữ thái độ nhẹ nhàng.
Mê sảng có thể xuất phát từ một tình trạng bệnh lý hay vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, người nhà, bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ trong điều trị. Chỉ khi các vấn đề này được xử lý triệt để, mê sảng mới được kiểm soát và người bệnh mới nhanh chóng phục hồi.
Mê sảng có thể chỉ diễn ra thoáng qua trong vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều tháng. Người bệnh sau mê sảng có thể phục hồi một phần hay phục hồi hoàn toàn. Tất cả phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, thời điểm điều trị và phương pháp điều trị.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.