Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dị ứng hải sản có tiêm vacxin Covid - 19 được không?

Ngày 26/10/2022
Kích thước chữ

Tiêm vacxin Covid - 19 không còn xa lạ với chúng ta nữa. Tuy nhiên cũng có một số đối tượng không được tiêm vacxin vì có những nguy cơ nguy hiểm cho cơ thể. Trong đó người bị dị ứng hải sản có tiêm vacxin Covid - 19 được không?

Người bị dị ứng hải sản thường có cơ địa mẫn cảm hơn người bình thường. Do đó họ phải luôn lưu ý đến những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến cơ thể. Trong thời điểm dịch bệnh hiện nay thì việc tiêm vacxin là điều cần thiết để phòng tránh. Tuy nhiên đối với những ai gặp tình trạng dị ứng thì đây là việc khiến họ lo lắng và hoang mang. Vì không biết rằng dị ứng hải sản có tiêm vacxin được không? Đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời bạn nhé.

Dị ứng hải sản là gì?

Dị ứng hải sản là tình trạng hệ thống miễn dịch trong cơ thể phản ứng bất thường với protein có trong các loại hải sản. Hải sản (hay còn gọi là đồ biển) bao gồm các động vật như tôm, cua, mực hàu, sò, hàu, bạch tuộc, các loại cá biển,...

Tùy vào cơ địa mỗi người mà có người sẽ bị dị ứng với tất cả hải sản hay chỉ có phản ứng với một số loại hải sản nhất định. Thậm chí có người không cần ăn mà chỉ cần ngửi được mùi khói bốc ra từ món ăn có hải sản hay tiếp xúc với bề mặt có hải sản cũng có thể gặp các triệu chứng dị ứng.

Dị ứng hải sản có tiêm vacxin Covid - 19 được không? 1 Dị ứng hải sản là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch đối với các loại hải sản

Dị ứng hải sản có biểu hiện nào?

Các biểu hiện của dị ứng hải sản có thể diễn ra ở mức độ từ nhẹ như phát ban, nghẹt mũi đến những triệu chứng nặng và có thể đe dọa tính mạng. Người bị dị ứng hải sản thường sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Phát ban (nổi mề đay) hoặc chàm, cảm thấy ngứa ngáy ở vùng da bị dị ứng.
  • Ngứa ran trong miệng.
  • Mặt, môi, lưỡi và cổ họng bị sưng lên (hoặc các bộ phận khác của cơ thể).
  • Khó thở, thở khò khè, nghẹt mũi.
  • Bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Chóng mặt, choáng hoặc có thể ngất xỉu.

Bên cạnh đó, sốc phản vệ là một trong những phản ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng khi bị dị ứng hải sản. Khi có phản ứng phản vệ, bạn cần được cấp cứu khẩn cấp và điều trị kịp thời. Những dấu hiệu và triệu chứng cho thấy bạn gặp tình trạng sốc phản vệ bao gồm:

  • Cổ họng bị sưng hoặc cảm thấy nghẹn trong cổ họng khiến cho việc hít thở khó khăn.
  • Huyết áp bị sụt giảm nghiêm trọng.
  • Mạch đập nhanh hơn, chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh.
Dị ứng hải sản có tiêm vacxin Covid - 19 được không? 2 Triệu chứng dị ứng hải sản có thể xảy ra ở mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng

Dị ứng hải sản có tiêm vacxin Covid-19 được không?

Người bị dị ứng hải sản có tiêm vacxin được không? Những người có tiền sử sốc phản vệ độ hai là đối tượng chống chỉ định với vacxin Covid-19. Hoặc trong trường hợp có chống chỉ định rõ ràng từ nhà sản xuất.

Phản ứng phản vệ độ hai thông thường xuất hiện trong vòng 4 tiếng sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Những dấu hiệu của phản ứng phản vệ là:

  • Làn da bị phát ban hay phù da niêm mạc.
  • Hô hấp khó khăn: Ho, thở khò khè, khó thở.
  • Hệ tiêu hóa gặp vấn đề như nôn, đau bụng, tiêu chảy,...
  • Mạch nhanh, tụt huyết áp... Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến giảm ý thức, ngừng tuần hoàn.

Những trường hợp có các dấu hiệu nói trên nếu xuất hiện muộn sau khi tiêm vacxin hay chỉ có biểu hiện phát ban ngoài da thông thường. Thì đây không được xem là phản ứng phản vệ rõ ràng với vacxin Covid-19 và đồng thời không thuộc trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin COVID-19. Đối tượng này nên đi khám chuyên khoa dị ứng trước khi quyết định tiêm vacxin Covid-19 mũi tiếp theo.

Đối với người có tiền sử dị ứng hải sản, bạn vẫn có thể tiêm vacxin Covid-19 như thông thường. Tuy nhiên bạn cần lưu ý phải kê khai đầy đủ tiền sử, bệnh sử, thuốc đang sử dụng (nếu có) trước khi tiêm chủng. Bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc trước tiêm chủng và tư vấn xem bạn đã đủ điều kiện để tiêm chủng vacxin phòng ngừa Covid hay không.

Dị ứng hải sản có tiêm vacxin Covid - 19 được không? 3 Dị ứng hải sản có tiêm vacxin Covid - 19 được không là thắc mắc của nhiều người

Dị ứng hải sản và dị ứng vacxin Covid-19 có mối liên quan không?

Một điều mà bạn nên ghi nhớ rằng là ngay cả trong trường hợp bạn bị dị ứng với hải sản hay bất kỳ các loại thức ăn nào khác. Thì các chất gây dị ứng ở có trong thức ăn hoàn toàn không có trong các loại vacxin Covid-19.

Do đó mà nguy cơ dị ứng với vacxin của người có tiền sử dị ứng hải sản là hoàn toàn tương đương với cộng đồng bình thường. Tức là trong khoảng 7 trường hợp trên 1 triệu liều vacxin, đây là nguy cơ rất thấp. Do vậy mà một lần nữa, bạn có thể yên tâm tiêm vacxin Covid-19 cho dù bạn có tiền sử dị ứng hải sản hay dị ứng thức ăn nói chung.

Cách phòng ngừa dị ứng hải sản

Một số biện pháp và những lưu ý mà bạn cần ghi nhớ để ngăn ngừa các triệu chứng của tình trạng dị ứng hải sản. Bao gồm:

  • Tốt nhất là hãy ăn chín uống sôi.
  • Tuyệt đối không ăn các loại cá biển sống, còn tái hay chưa nấu chín. Đặc biệt là các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi,...
  • Không ăn hải sản đã qua chế biến từ lâu.
  • Không ăn cua, tôm, sò, hến… chết. Nhất là cua vì cua chết càng lâu thì lượng histamin được sinh ra càng nhiều. Khi bạn ăn vào càng dễ bị dị ứng, ngộ độc.
  • Tránh ăn hải sản cùng với thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì trong hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Khi chất này kết hợp cùng với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide gây ngộ độc thạch tín cấp tính. Nếu nghiêm trọng có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Hạn chế ăn hải sản kèm các loại thực phẩm mang tính hàn như rau muống, dưa hấu, lê, dưa chuột, đồ uống có gas, nước lạnh,... Vì hải sản thuộc tính hàn, nếu ăn kèm thực phẩm có tính hàn khác sẽ gây gây cảm giác khó chịu, đầy bụng và khó tiêu.
  • Tránh ăn những loại hải sản được đánh bắt ở vùng có thủy triều đỏ. Chúng có thể mang tảo độc và gây ngộ độc.
  • Nên cẩn thận khi ăn những món hải sản lạ, bạn nên thử một ít trước.
  • Cha mẹ phải cẩn trọng khi cho trẻ em ăn hải sản. Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên có nguy cơ cao bị dị ứng hay ngộ độc.
  • Tìm hiểu rõ thành phần của những thực phẩm đóng gói hay chế biến sẵn vì có thể có chứa thành phần hải sản trong đó.
  • Nên cho mọi người xung quanh biết về việc bạn bị dị ứng hải sản để ngăn ngừa những trường hợp bất ngờ xảy ra.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc “Dị ứng hải sản có tiêm vacxin Covid-19 được không?” Các triệu chứng của tình trạng dị ứng hải sản có thể xảy ra từ nhẹ đến nghiêm trọng do đó bạn cần trang bị cho mình những kiến thức liên quan để có thể tự chủ động bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.

Tuyết Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin