Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Dị ứng nhựa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày 19/12/2023
Kích thước chữ

Dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch đối với một chất lạ và thường không gây hại đối với cơ thể. Chất gây dị ứng có thể là thực phẩm, lông thú hoặc phấn hoa và không loại trừ khả năng bị dị ứng nhựa. Cùng bài viết sau đây tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị dị ứng nhựa nhé.

Dị ứng mủ cao su là tình trạng cơ thể phản ứng với một số protein trong mủ cao su tự nhiên. Dị ứng nhựa có thể xuất hiện các phản ứng từ nhẹ đến nặng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến dị ứng nhựa?

Dị ứng nhựa là gì?

Dị ứng nhựa hay còn được gọi là dị ứng mủ cao su, là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với một số protein nhất định có trong mủ nhựa tự nhiên. Lúc này, cơ thể ngầm hiểu mủ nhựa là chất có hại. Dị ứng nhựa gây ra các phản ứng ở nhiều cấp độ khác nhau, từ kích thích da đến sốc phản vệ - một tình trạng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trên thực tế, dị ứng nhựa không quá phổ biến. Loại dị ứng này chỉ ảnh hưởng đến 1 - 5% dân số và thường gặp ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng. Đối với những ai bị dị ứng nhựa, cơ thể sẽ xác định nhựa là chất có hại và kích hoạt các kháng thể để chống lại chúng. Chính vì vậy, khi bạn tiếp xúc với nhựa, các kháng thể này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch, giải phóng histamin và các chất hóa học khác vào máu, tạo thành một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng.

di-ung-nhua-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri 1.jpg
Dị ứng nhựa là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với một số protein nhất định có trong mủ nhựa tự nhiên

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng nhựa

Như đã phân tích ở trên, dị ứng nhựa xảy ra khi cơ thể xác định nhựa là chất có hại, nó sẽ tạo kháng thể để chống lại chúng. Càng tiếp xúc nhiều với nhựa, hệ miễn dịch sẽ càng nhạy cảm và đáp ứng mạnh mẽ hơn. Nguyên nhân dẫn đến dị ứng nhựa bao gồm:

Tiếp xúc trực tiếp với mủ nhựa

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng nhựa liên quan đến tiếp xúc với các sản phẩm cao su bao gồm: Găng tay cao su, bong bóng hoặc bao cao su.

Hít phải nhựa

Sản phẩm cao su đặc biệt là găng tay cao su phát tán hạt mủ nhựa ra không khí bên ngoài. Lúc này, bạn có thể hít phải dẫn đến tình trạng dị ứng nhựa.

Mắc viêm da tiếp xúc dị ứng

Khi cơ thể bạn nhạy cảm với các chất phụ gia hóa học sử dụng trong sản xuất thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm da. Tình trạng này biểu hiện bởi các triệu chứng bao gồm như phát ban trên da, phồng rộp trong khoảng 24 - 48 giờ sau tiếp xúc.

di-ung-nhua-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri 2.jpg
Viêm da tiếp xúc dị ứng là một trong những nguyên nhân dẫn đến dị ứng nhựa

Mắc viêm da tiếp xúc kích ứng

Đây không phải là tình trạng dị ứng. Các triệu chứng bao gồm khô, ngứa và thường kích ứng trên da đặc biệt là da bàn tay.

Yếu tố khác làm tăng nguy cơ dị ứng nhựa

Ngoài những nguyên nhân kể trên, những đối tượng dưới đây có thể có nguy cơ dị ứng nhựa cao như:

  • Người bị tật nứt đốt sống: Đây là đối tượng có nguy cơ cao bị dị ứng nhựa bởi người bị tật nứt đốt sống thường xuyên tiếp xúc với các sản phẩm cao su thông qua dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Người trải qua nhiều cuộc phẫu thuật hoặc các thủ thuật y khoa: Người phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật hoặc các thủ thuật y khoa phải thường xuyên sử dụng găng tay cao su, điều này làm tăng nguy cơ dị ứng nhựa.
  • Nhân viên y tế: Làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe khiến bạn có nguy cơ dị ứng nhựa cao hơn thông thường.
  • Công nhân làm việc liên quan đến nhựa hoặc làm trong ngành nhựa: Thường xuyên tiếp xúc với mủ cao su làm tăng sự nhạy cảm của cơ thể, đặc biệt là đối với những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị dị ứng.

Dấu hiệu của dị ứng nhựa

Dị ứng nhựa có thể gây ngứa da, nổi mề đay hoặc thậm chí là sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Các dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng nhựa bao gồm:

  • Da nổi mẩn đỏ;
  • Ngứa;
  • Phát ban;
  • Sổ mũi;
  • Ngứa và chảy nước mắt;
  • Khó thở;
  • Thở khò khè;
  • Ho.
di-ung-nhua-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri 3.jpg
Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng nhựa là nổi mẩn đỏ

Phản ứng dị ứng nhựa nghiêm trọng nhất của cơ thể là sốc phản vệ, điều này có thể khiến người bệnh tử vong. Phản ứng phản vệ xuất hiện ngay lập tức sau khi tiếp xúc với nhựa mủ cao su đối với người rất nhạy cảm, tuy nhiên lại hiếm xảy ra khi tiếp xúc lần đầu. Một số dấu hiệu của sốc phản vệ với nhựa như:

  • Khó thở;
  • Cơ thể phát ban;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Thở khò khè;
  • Chóng mặt;
  • Hạ huyết áp;
  • Mất ý thức;
  • Lú lẫn;
  • Mạch đập nhanh hoặc đập yếu.

Cách điều trị khi bị dị ứng nhựa

Mặc dù hiện tại đã có nhiều thuốc giúp giảm các triệu chứng của dị ứng nhựa nhưng vẫn không thể chữa trị hoàn toàn. Cách duy nhất để ngăn ngừa một số phản ứng dị ứng của cơ thể là tránh tiếp xúc với các sản phẩm chứa mủ nhựa cao su. Tuy nhiên, thực tế bạn sẽ không tránh khỏi việc tiếp xúc với mủ nhựa cao su trong cuộc sống hằng ngày. Nếu vô tình tiếp xúc với mủ cao su và xuất hiện một số phản ứng nghiêm trọng với nó thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn mang thuốc theo bên người bất cứ lúc nào.

Trong trường hợp bị sốc phản vệ, bạn có thể cần tiêm khẩn cấp adrenaline (epinephrine), đến phòng cấp cứu, bổ sung oxygen hoặc dùng corticosteroid. Trong trường hợp phản ứng ít nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng histamin để giúp kiểm soát phản ứng của bạn và giảm cảm giác khó chịu.

Một số cách phòng ngừa dị ứng nhựa

Hầu hết các sản phẩm phổ biến đều chứa nhựa cao su nhưng bạn có thể thay thế bằng các sản phẩm tương tự. Để phòng ngừa dị ứng nhựa cao su, bạn có thể tránh sử dụng các sản phẩm như: Găng tay rửa chén, một số loại thảm nhựa, quần áo, chai nước nóng, đồ chơi cao su, các loại tã dùng một lần, các đồ dùng bằng cao su, tẩy, bao cao su, màng chắn âm đạo, bong bóng, kính bơi, dây đo huyết áp, ống tiêm, ống tĩnh mạch, miếng điện cực, khẩu trang y tế, miếng chắn nha khoa, ống tiêm, tay vịn xe,...

di-ung-nhua-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri 4.jpg
Để phòng ngừa dị ứng nhựa bạn có thể hạn chế sử dụng găng tay chứa nhựa cao su

Trong trường hợp cần thực hiện thăm khám tại các cơ sở y tế, bạn cần nêu rõ tình trạng dị ứng của mình đối với nhân viên y tế và bác sĩ trước khi thực hiện các thủ tục kiểm tra sức khỏe. Bởi nhiều bệnh viện hoặc phòng khám sử dụng găng tay không chứa nhựa cao su nhưng những sản phẩm y tế khác có thể chứa nhựa cao su, vì thế có thể khiến bạn bị dị ứng.

Trên đây là toàn bộ thông tin sức khỏe về dị ứng nhựa mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Dị ứng nhựa là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với một số protein nhất định có trong mủ nhựa tự nhiên. Phản ứng này có thể xuất hiện từ mức độ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây sốc phản vệ ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, người nhạy cảm dễ dị ứng nên đeo vòng cảnh báo y tế như một dấu hiệu để thông báo cho những người xung quanh về tình trạng dị ứng của bản thân mình.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm