Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Điểm danh những loại thuốc làm tăng nhịp tim phổ biến nhất mà bạn cần biết

Ngày 22/02/2024
Kích thước chữ

Trong quy trình sử dụng thuốc điều trị các bệnh có thể gặp phải rất nhiều loại thuốc làm tăng nhịp tim. Điều này gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ tới bạn những loại thuốc làm tăng nhịp tim phổ biến nhất.

Việc nhận diện các loại thuốc làm tăng nhịp tim là một yếu tố quan trọng mà người sử dụng cần chú ý từ sớm, bởi vì chúng có thể tác động đến hệ thống tim mạch. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ đề cập đến 6 loại thuốc phổ biến có khả năng gây tăng nhịp tim. Để đảm bảo điều trị bệnh một cách hiệu quả, việc phòng tránh các rủi ro liên quan đến quá trình dùng những loại thuốc này là rất cần thiết.

Những loại thuốc làm tăng nhịp tim phổ biến nhất

Dưới đây là một số loại thuốc và thực phẩm bổ sung phổ biến mà chúng ta thường sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên chúng cũng có thể gây ra hiện tượng tăng nhịp tim và các vấn đề liên quan đến hệ thống tim mạch.

Thuốc trị hen phế quản

Các loại phương pháp điều trị hen phế quản như corticosteroid hít, albuterol và thuốc chủ vận beta-2 có khả năng kéo dài thường tạo ra hiện tượng tăng nhịp tim. Chúng hoạt động bằng cách mở rộng đường hô hấp song cũng kích thích hệ thống tim mạch, dẫn đến tăng nhịp tim. Đây chính là một trong 6 loại thuốc làm tăng nhịp tim bạn cần đặc biệt lưu ý.

Thuốc kháng sinh

Azithromycin (zithromax) và các loại thuốc kháng sinh khác như ciprofloxacin và levofloxacin là loại thuốc làm tăng nhịp tim tiếp theo. Loại thuốc này có thể gây thay đổi nhịp tim ở nhiều người bệnh. Sự tăng nhịp tim khi sử dụng thuốc thường liên quan đến cách chúng tác động lên hệ thống điện của tim.

Điểm danh những loại thuốc làm tăng nhịp tim phổ biến nhất mà bạn cần biết 1
Người bệnh cần lưu ý khi sử dụng những loại thuốc làm tăng nhịp tim

Thuốc chống ho, dị ứng và cảm lạnh

Thuốc thông mũi không kê đơn chứa pseudoephedrine hoặc phenylephrine thường gây ra tình trạng tim đập nhanh và tăng huyết áp. Các thành phần này kích thích hệ thần kinh trung ương, gây ra sự tăng nhịp tim. Chính vì thế, khi sử dụng loại thuốc này người bệnh cần dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc điều trị tuyến giáp

Thuốc điều trị tuyến giáp cũng là một trong những loại thuốc làm tăng nhịp tim phổ biến. Levothyroxine là một loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp, có thể gây ra nhịp tim nhanh như một tác dụng phụ. Sự tăng cường hoạt động của hormon tuyến giáp trong cơ thể có thể dẫn đến tăng nhịp tim.

Thuốc chống trầm cảm

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI) và thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể tăng nhịp tim. Sự can thiệp vào hệ thống dẫn truyền thần kinh gây ra sự thay đổi trong nhịp tim. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng loại thuốc này để điều trị khi chưa được bác sĩ kê đơn.

Thực phẩm bổ sung

Các chất bổ sung như cam đắng, valerian và cây ma hoàng được biết đến với khả năng gây ra tăng nhịp tim hoặc làm cho rối loạn nhịp tim. Điều này là do chúng chứa các hoạt chất có thể tương tác với hệ thống tim mạch. Khi tiếp xúc với cơ thể, các chất này có thể gây ra các thay đổi không mong muốn trong nhịp tim bằng cách tác động lên cơ chế điều chỉnh nhịp tim hoặc tạo ra sự kích thích không cần thiết trong hệ thống thần kinh, dẫn đến tăng nhịp tim hoặc nhịp tim không ổn định.

Triệu chứng nhận biết tình trạng tăng nhịp tim do sử dụng thuốc

Khi bị ảnh hưởng bởi thuốc làm tăng nhịp tim, người bệnh có thể trải qua một loạt các dấu hiệu và triệu chứng đặc biệt. Dưới đây là những biểu hiện quan trọng cần nhận biết để có thể đối phó kịp thời:

  • Cảm giác đầu óc quay cuồng hoặc chóng mặt;
  • Đau ngực;
  • Cảm thấy hụt hơi;
  • Nhịp tim đập nhanh.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như khó thở hoặc đau ngực kéo dài hơn một vài phút, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về một tình trạng khẩn cấp. Trong tình huống này, việc liên hệ ngay với bác sĩ hoặc các dịch vụ y tế khẩn cấp là cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn và nhận được sự can thiệp y tế kịp thời.

Điểm danh những loại thuốc làm tăng nhịp tim phổ biến nhất mà bạn cần biết 2
Cần liên hệ ngay với bác sĩ khi có triệu chứng bất thường sau uống thuốc

Biện pháp xử lý tình trạng dùng thuốc gây tăng nhịp tim

Khi phát hiện bất kỳ biến đổi nào trong nhịp tim, việc thảo luận với bác sĩ là cần thiết. Trong trường hợp sử dụng phải thuốc làm tăng nhịp tim, bác sĩ có thể:

  • Chuyển sang sử dụng một loại thuốc khác;
  • Điều chỉnh liều lượng;
  • Thay đổi phương thức sử dụng thuốc.

Nếu bạn gặp vấn đề liên quan đến tim mạch, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tim mạch trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn nào.

Điểm danh những loại thuốc làm tăng nhịp tim phổ biến nhất mà bạn cần biết 3
Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ

Những điều cần lưu ý để có bảo vệ sức khỏe tim mạch

Để đảm bảo sức khỏe tim mạch và hạn chế rủi ro khi sử dụng phải thuốc làm tăng nhịp tim thì người bệnh cần tuân thủ đơn thuốc mà bác sĩ chuyên khoa Tim mạch đã kê, không nên tự tăng hoặc giảm liều lượng và đặc biệt là không nên tự dùng thuốc khi chưa được chỉ định. Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ những điều sau:

  • Kết hợp với lối sống khoa học: Duy trì lối sống lành mạnh là quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Chọn lựa thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch, bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc và chất béo lành mạnh, đồng thời hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối.
  • Thực hiện đều đặn một chế độ tập luyện hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn lựa các bài tập phù hợp.
  • Tránh tiêu thụ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các chất gây kích thích.
  • Duy trì trọng lượng ở mức trung bình và ổn định. Nếu cần, hãy lập kế hoạch giảm cân một cách khoa học nếu bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì.
  • Kiểm soát mỡ máu cao hoặc tăng huyết áp và tuân thủ lịch khám định kỳ của bác sĩ.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe với bác sĩ để theo dõi tiến triển của bạn và đảm bảo rằng không có bất kỳ vấn đề nào xảy ra với sức khỏe tim mạch của bạn.
  • Tránh sử dụng thuốc không kê đơn: Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không được bác sĩ kê đơn, đặc biệt là những loại thuốc có tiềm năng gây tăng nhịp tim.
  • Nếu muốn sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hoặc phương pháp chữa bệnh truyền miệng như thuốc Đông y hoặc mẹo chữa bệnh theo dân gian, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Không nên sử dụng những loại thuốc hoặc phương pháp chưa được kiểm chứng vì chúng có thể gây nguy hiểm, đặc biệt khi sử dụng sai cách.
Điểm danh những loại thuốc làm tăng nhịp tim phổ biến nhất mà bạn cần biết 4
Xây dựng lối sống lành mạnh để có sức khỏe tim mạch khỏe

Trong bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ với bạn đọc những loại thuốc làm tăng nhịp tim phổ biến. Hy vọng các bạn đã có thêm hiểu biết về vấn đề này để có kiến thức chăm sóc và bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của bản thân cũng như gia đình. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Nhịp timThuốc