Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp tay ngón cái là hiện tượng có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Xuất phát từ yếu tố bệnh lý, yếu tố ngoại cảnh tác động, từ đó gây ra những cơn đau nhức, khó chịu.
Việc đau khớp tay ngón cái khiến hoạt động hàng ngày của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Vậy, tình trạng này có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng giải đáp qua bài viết.
Ngón tay cái được cấu tạo từ ba khớp chính đó là khớp gian đốt nằm ở đầu ngón tay, khớp bàn ngón nằm ở giữa và cuối cùng là khớp cổ - bàn tay. Bề mặt khớp được bao phủ bởi mô sụn và hệ thống các gân, dây chằng, bao hoạt dịch, dây thần kinh… để bảo vệ và nâng đỡ các khớp ngón tay.
Đau khớp tay ngón cái là tình trạng mô sụn nằm ở đầu khớp xương bị mòn đi, gây ra các cơn đau nhức dữ dội, đồng thời làm giảm khả năng chuyển động của tay. Đau khớp tay cái thường hết sau vài ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Viêm khớp ngón tay cái phổ biến ở những người lớn tuổi hoặc những người hoạt động nhiều bằng tay như nhân viên văn phòng, họa sĩ, thợ mộc… Bệnh xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau.
Đau khớp ở tay cái thường xảy ra cùng quá trình thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể xảy ra khi bạn bị chấn thương hoặc tổn thương khớp ngón tay cái.
Đau khớp ngón cái ở nữ giới thường nhiều hơn nam giới. Khi tuổi tác càng cao, quá trình thoái hóa xuất hiện làm cho các cơn đau nhức tại các khớp tăng lên. Đặc biệt là nữ giới trên 40 tuổi, đang trong giai đoạn mãn kinh hoặc tiền mãn kinh. Giai đoạn này xảy ra nhiều sự thay đổi trong cơ thể dẫn đến hệ thống các khớp xương bị thay đổi theo. Gây nên hiện tượng đau nhức cục bộ và dai dẳng.
Một số chấn thương như gãy xương, bong gân… cũng gây nên tình trạng đau khớp tay cái. Các mô sụn bao phủ đầu xương, đóng vai trò như một lớp đệm lót, cho phép các xương trượt lên nhau. Tuy nhiên, khi bị tổn thương, các mô sụn bị giảm chất lượng làm cho bề mặt trơn nhẵn tại các đầu khớp bị sần sùi. Khi đó, các đầu xương chà xát vào nhau sẽ dẫn đến sự ma sát và tổn thương khớp, làm đau khớp tay cái.
Các tổn thương này có thể dẫn đến sự xuất hiện của xương mới, tăng trưởng dọc theo hai bên của xương hiện tại. Gây nên các khối u trên khớp tay ngón cái của người bệnh.
Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người mà bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị sao cho hiệu quả và đơn giản nhất.
Nếu bệnh đau khớp tay cái do tổn thương các mô mềm hoặc do vận động quá nhiều, bạn nên để ngón tay cái được nghỉ ngơi, kết hợp với chườm đá để giảm đau. Ngoài ra, tập kéo căng cơ ngón cái sẽ giúp làm giảm các cơn đau nhức hiệu quả. Bằng việc dùng tay không đau kéo ngón tay cái trong khoảng 20 giây, làm khoảng 3 - 4 lần/ngày. Tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể sau khoảng 2 tuần thực hiện.
Các bài tập như: Xoa bóp, bấm huyệt… là phương pháp chữa đau nhức khớp ngón tay cái an toàn. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì luyện tập đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất.
Nếu tình trạng đau khớp tay cái kéo dài, hãy đến ngay các cơ sở y khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp với thể trạng từng người. Người bệnh dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia, bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn.
Phẫu thuật là phương pháp không mong muốn, tuy nhiên với những trường hợp nặng: Gãy xương, đứt dây chằng… thì phẫu thuật là phương pháp điều trị đau khớp ngón cái tốt nhất. Phương pháp này duy trì khả năng vận động, cải thiện đau nhức và ngăn ngừa biến dạng của các khớp xương. Song, phẫu thuật thường để lại một số di chứng về sau nên cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định thực hiện.
Để ngăn ngừa tình trạng đau khớp tay cái thì chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn để quan trọng cần được quan tâm hàng đầu.
Những thực phẩm tốt cho sức khỏe: Rau xanh giàu sulforaphane, sẽ làm chậm quá trình tổn thương, thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, các thực phẩm nguyên cám như: ngũ cốc, yến mạch… có hàm lượng canxi cao, giúp khớp phát triển khỏe mạnh.
Một số loại thực phẩm nên tránh đó là: Thực phẩm chứa nhiều đường, chứa các chất béo bão hòa… Bởi những chất này sẽ làm cho các khớp tay bị sưng, viêm, đồng thời dẫn đến nguy cơ béo phì.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, việc xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học cũng giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng đau khớp tay. Ngủ đủ giấc, đúng giờ. Xen kẽ việc nghỉ ngơi với các hoạt động để tạo cơ hội cho các khớp được thư giãn sau nhiều giờ làm việc nặng nhọc, liên tục.
Trên đây là một số các thông tin về căn bệnh đau khớp tay ngón cái mà bạn có thể tham khảo thêm. Hy vọng chia sẻ trên có ích cho bạn đọc, để từ đó chủ động phòng ngừa bệnh đau khớp ngón tay một cách hiệu quả.
Minh Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.