Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trực khuẩn mủ xanh là một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm, nó có khả năng gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau cho con người. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trực khuẩn mủ xanh là gì, triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn, chúng xâm nhập như thế nào và tham khảo cách để điều trị trực khuẩn mủ xanh nhé.
Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn gây nhiều loại nhiễm trùng nguy hiểm ở khắp các cơ quan trên cơ thể. Vậy cách điều trị trực khuẩn mủ xanh như thế nào hay theo dõi bài viết sau.
Trực khuẩn mủ xanh nằm trong họ vi khuẩn Pseudomonas, tên khoa học là Pseudomonas aeruginosa, thuộc loại vi khuẩn gram âm hiếu khí, dạng que, có kích thước 0.5 - 1μm x 1 - 5 μm, có một lông trên đầu, di động và không sinh nha bào, đứng riêng lẻ hoặc kết thành chuỗi.
Tính chất đặc trưng để nhận biết chúng là sinh sắc tố và chất thơm khi chúng xâm nhập vào vật chủ. Hai loại sắc tố chính: Pyocyanin (màu xanh lá cây, tan được trong nước và chloroform, sắc tố này sẽ làm kết mủ vết thương do trực khuẩn có màu xanh); Pyoverdine (sắc tố huỳnh quang, tan được trong nước nhưng không tan trong cloroform, không bền vững, phát màu xanh khi chiếu tia cực tím).
Môi trường sống của con trực khuẩn mủ xanh là ở nơi ẩm ướt trong đất, đầm lầy, hay các trang thiết bị y tế, máy thở, xà phòng, thuốc nhỏ mắt, dung dịch khử trùng, bồn rửa, nước cất,... tại bệnh viện.
Vi khuẩn họ Pseudomonas gồm có hai loại kháng nguyên là kháng nguyên thân (bền với nhiệt độ, đặc hiệu cho từng tuýp vi khuẩn) và kháng nguyên lông (dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ). Chúng sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 1000 độ C với các thuốc sát khuẩn thông thường, ở nơi không có ánh sáng mặt trời và đủ độ ẩm chúng có thể sống được hàng tuần, trong môi trường đủ dinh dưỡng chúng có thể tồn tại đến 6 tháng.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm cho cơ thể như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tiết niệu,... và cũng là tác nhân chính gây nên nhiễm trùng bệnh viện. Vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể gây bệnh khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Do được bảo vệ bởi một lớp chất nhờn nên trực khuẩn mủ xanh không bị thực bào tấn công và hầu như miễn nhiễm với các loại kháng sinh thông thường.
Tùy thuộc vào mỗi loại nhiễm trùng mà khi nhiễm trực khuẩn mủ xanh sẽ có biểu hiện triệu chứng khác nhau:
Như đã đề cập ở trên, môi trường y tế là nơi lý tưởng của trực khuẩn mủ xanh sinh sống và gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Khi nhân viên y tế rửa tay không sạch hoặc các thiết bị y tế bị nhiễm trùng mà không được khử trùng triệt để thì trực khuẩn mủ xanh sẽ có cơ hội sinh sôi.
Bệnh nhân đang được điều trị nội trú tại bệnh viện cũng là những đối tượng bị ảnh hưởng bởi các căn bệnh nhiễm trùng này. Những người có hệ miễn dịch suy yếu càng có khả năng bị đe dọa nhiều hơn. Nếu trực khuẩn mủ xanh tồn tại trên các thiết bị y tế, sẽ có tỷ lệ cao bệnh nhân bị nhiễm trùng khi thực hiện cấp cứu, bởi vì nó sẽ gây nhiễm trùng tại những vết thương, vết bỏng, hoặc bệnh nhân đang điều trị tích cực bằng máy thở,…
Trực khuẩn mủ xanh cũng có thể sinh sống ở môi trường nước. Nên khi mọi người tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm ví dụ như đi bơi mà bể bơi và bể sục không được vệ sinh khử trùng sạch sẽ khiến cho trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai, nổi mẩn phát ban ở da. Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng kính áp tròng cũng dễ bị nhiễm trùng.
Để chẩn đoán những trường hợp bệnh nhiễm trực khuẩn mủ xanh, người bệnh có thể tiến hành xét nghiệm máu (trường hợp bị nhiễm trùng máu); xét nghiệm phân tích nước tiểu nếu cho ca nghi nhiễm trùng đường tiết niệu; đối với trường hợp nghi ngờ gây viêm màng não thì nên chọc hút xét nghiệm dịch não tuỷ; nếu bị viêm phổi thì có thể cho nuôi cấy chất đờm, tiết dịch hô hấp, kết hợp với phân tích khí máu.
Để điều trị trực khuẩn mủ xanh trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ thì có thể áp dụng một số loại kháng sinh đặc hiệu. Tuy nhiên với bản năng sinh tồn của trực khuẩn mủ xanh cho phép nó kháng lại đa số các loại kháng sinh, kể cả các loại kháng sinh liều mạnh như carbapenems, fluoroquinolones, cephalosporin hay aminoglycosides. Các mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm, với mục đích kiểm tra xem vi khuẩn có trong mẫu sẽ kháng lại những loại kháng sinh nào, từ đó mới hy vọng tìm được loại thuốc phù hợp để điều trị trực khuẩn mủ xanh cho người bệnh.
Nhìn chung, điều trị trực khuẩn mủ xanh là một trận chiến liên tục của những loại kháng sinh mới và sự kháng thuốc của vi khuẩn. Hiện nay chưa có phác đồ cụ thể để điều trị trực khuẩn mủ xanh, kháng sinh thường xuyên thay đổi để phù hợp với từng chủng vi khuẩn và thể trạng của bệnh nhân.
Xem thêm: Xoắn khuẩn vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.