Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm sụn vành tai là tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh thường xảy ra ở những người trẻ tuổi do có xu hướng xỏ nhiều khuyên vào tai. Nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn khiến vành tai bị biến dạng. Vậy khi mắc bệnh nên điều trị viêm sụn vành tai như thế nào cho đúng?
Viêm sụn vành tai là bệnh lý tai ngoài. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây viêm nhiễm và hoại tử. Vậy điều trị viêm sụn vành tai như thế nào? Mời bạn xem tiếp bài viết bên dưới.
Sụn vành tai là phần sụn của tai ngoài, gồm có da, sụn, mô dưới da, cơ và dây chằng. Viêm sụn vành tai là tình trạng viêm lan tỏa có thể do nhiễm trùng làm sưng đỏ, đau vành tai hoặc áp xe các cấu trúc của vành tai, đặc biệt là phần sụn và màng sụn.
Viêm sụn vành tai do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như chấn thương, côn trùng cắn, vệ sinh tai kém, viêm sụn do u hạt Wegener, sau phẫu thuật tai, sau khi rạch ổ áp xe sụn vành tai.
Đặc biệt là do nhiễm khuẩn sau khi xỏ khuyên tai không đảm bảo vệ sinh hay thói quen đưa tay bẩn lên sờ, ngoáy tai cũng tạo điều kiện đưa vi khuẩn lên phần vành tai từ đó xâm nhập vào vùng sụn vành tai.
Các vi khuẩn hay gặp trong viêm sụn vành tai thường là những vi khuẩn yếm khí, tụ cầu, liên cầu,… Hiện nay giới trẻ có xu hướng xỏ nhiều khuyên tai nên bệnh viêm sụn vành tai có xu hướng tăng.
Vùng tai thường bị bỏ quên khi vệ sinh mặt mũi. Các yếu tố bụi bẩn, vi khuẩn, dịch tiết không được làm sạch ở vành tai dễ làm cho vành tai bị viêm.
Tai cũng là một trong những vị trí côn trùng hay đậu vào và đốt gây viêm, sưng và đau. Từ chỗ bị côn trùng đốt, vi khuẩn xâm nhập vào ống tai và gây viêm tai có mủ, áp xe sụn và hoại tử sụn nếu không được điều trị.
Viêm tai giữa do viêm mô tế bào là tình trạng viêm do tụ cầu hoặc liên cầu, do chấn thương, trầy xước, sau phẫu thuật tai,…
Quá trình cung cấp máu nuôi sụn diễn ra thông qua màng sụn. Vì vậy, nếu tình trạng viêm làm màng sụn bong ra sẽ dẫn đến hoại tử sụn và biến dạng vành tai.
Các triệu chứng thường là đau, đỏ và sưng tấy. Đây là những triệu chứng trong giai đoạn cấp tính. Người bệnh thường bị đau quanh tai khi sờ vào. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ gây tích tụ dịch trong vành tai, áp xe vùng sụn vành tai và dẫn đến hoại tử sụn. Người bệnh thường mệt mỏi, sốt, vành tai bị biến dạng, một số trường hợp có kèm theo ù tai, chảy dịch. Đôi khi cảm thấy mất thính lực đột ngột kèm theo chóng mặt.
Viêm vành tai do viêm màng sụn là tình trạng viêm do vi khuẩn, xỏ lỗ tai không vệ sinh hoặc sau khi dẫn lưu vết mổ, áp xe sụn tái phát, nhiễm trùng sau phẫu thuật. Viêm sụn, màng sụn trong những trường hợp này thường rất nghiêm trọng: Vành tai sưng phồng, đau nhức dữ dội, các nếp gấp của ống tai bị sưng tấy.
Viêm sụn vành tai do côn trùng cắn, những trường hợp này cần điều trị sớm bằng cách rửa sạch vết cắn bằng nước ấm, sau đó bôi thuốc chống dị ứng có tác dụng trung hòa axit của côn trùng cắn, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm tại chỗ, thuốc chống phù nề.
Viêm vành tai ở trường hợp nhẹ cần vệ sinh bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc sát trùng nhẹ. Ở giai đoạn này, vành tai được chăm sóc đúng cách sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp gì thêm.
Viêm vành tai ở giai đoạn nặng khiến tai sưng đau hoặc áp xe cần điều trị ngay. Trường hợp nặng cần đưa đến trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Giai đoạn viêm ban đầu cần điều trị bằng kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon kết hợp với corticoid để chống lại phản ứng viêm. Tuy nhiên nhóm này chỉ dùng cho người lớn hoặc trẻ em từ 13 tuổi trở lên. Ở trẻ nhỏ, chỉ nên dùng những loại kháng sinh thông thường thuộc nhóm amoxicillin hoặc macrolid.
Loại bỏ các dị vật như tháo bông tai. Nếu bấm lỗ tai gây nhiễm trùng thì cần đánh giá tình trạng nhiễm trùng toàn thân.
Nếu áp xe hoá mủ cần trích rạch ổ mủ để lưu dịch, nạo vét sụn tránh hoại tử.
Kháng sinh toàn thân dùng trong giai đoạn này cần phối hợp 2 hoặc 3 loại kháng sinh để điều trị.
Chườm ấm vành tai cũng là một cách giảm đau tức thời.
Điều quan trọng là màng sụn phải được bao phủ bởi sụn để tai nhận được đầy đủ lượng máu nuôi dưỡng sụn và ngăn ngừa nguy cơ hoại tử. Khâu 1 hoặc 2 mũi dọc theo vành tai để bọc sụn lại. Nếu do chấn thương cần loại bỏ sụn vỡ, khâu phục hồi tái tạo sụn.
Phát hiện và điều trị viêm sụn vành tai càng sớm sẽ càng có hiệu quả. Do đó, nếu có những dấu hiệu cảnh báo như trên, người bệnh cần đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng ngay lập tức. Tuân thủ hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.