Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Độ pH trong cơ thể người: Bí quyết cân bằng độ pH từ bên trong

Ngày 30/09/2024
Kích thước chữ

Chúng ta thường nghe nói về việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe chính là độ pH trong cơ thể người. Vậy độ pH là gì và làm thế nào để cân bằng nó? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

Độ pH có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống và ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của con người. Từ việc tạo ra môi trường lý tưởng cho cơ thể hoạt động đến việc đảm bảo các chức năng sinh lý diễn ra suôn sẻ, cân bằng độ pH trong cơ thể người là chìa khóa vàng để tạo ra sức khỏe tốt. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn khám phá ý nghĩa của độ pH và những phương pháp hiệu quả để duy trì sự cân bằng pH nhé!

Độ pH trong cơ thể người là gì?

Mỗi môi trường đều có một nồng độ pH nhất định. Nhìn chung, độ pH được sử dụng để đo lượng ion H+ trong dung dịch: Nếu nhiều ion H+ thì dung dịch có tính axit, nếu ít thì có tính bazơ. Khi lượng H+ cân bằng với OH-, dung dịch trung tính với pH xấp xỉ 7. Chẳng hạn, pH = 5 có tính axit cao gấp 10 lần pH = 6 và gấp 100 lần so với pH = 7.

Thông thường, nồng độ pH trong cơ thể người sẽ nằm trong khoảng 7.3 - 7.4, cho thấy con người vốn có tính kiềm ngay từ khi sinh ra. Đây là mức pH lý tưởng để các tế bào hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, do thói quen ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường và thực phẩm bẩn mà cơ thể mất đi tính kiềm tự nhiên và chuyển sang tính axit. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng dư thừa axit. Từ đó, kéo theo các bệnh lý nguy hiểm như: Ung thư, tiểu đường và các vấn đề về dạ dày hay bệnh đường ruột.

Độ pH trong cơ thể người: Bí quyết cân bằng độ pH từ bên trong 1
Độ pH trong cơ thể người thường nằm trong khoảng 7.3 - 7.4 

Công dụng của độ pH trong cơ thể người

Mặc dù độ pH trong cơ thể người là rất quan trọng, nhưng nồng độ này lại không giống nhau ở mỗi cơ quan. Cụ thể, độ pH của máu thường có tính kiềm nhẹ, góp phần hỗ trợ các cơ quan như: Bộ não, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hô hấp hoạt động hiệu quả. Khi độ pH trở nên quá chua, cơ thể dễ gặp phải nhiều vấn đề như: Thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, lão hóa sớm, hay thậm chí là ung thư.

Đây chính là lý do vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên duy trì chế độ ăn 60 - 80% thực phẩm tạo kiềm và 20 - 40% thực phẩm có tính axit. Điều này sẽ giúp cơ thể duy trì mức pH kiềm nhẹ, tạo ra nền tảng tốt cho sức khỏe toàn diện.

Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể

Để hiểu rõ hơn về độ pH trong cơ thể người, việc kiểm tra hàm lượng pH là rất cần thiết. Dưới đây là một số cách kiểm tra hàm lượng pH trong cơ thể phổ biến nhất hiện nay:

Kiểm tra độ pH bằng giấy thử pH

Thời điểm lý tưởng để kiểm tra độ pH trong cơ thể người là 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Để kiểm tra pH nước bọt, bạn chỉ cần làm ướt một mảnh giấy quỳ thử pH bằng nước bọt. 

Độ pH trong cơ thể người: Bí quyết cân bằng độ pH từ bên trong 2
Cách kiểm tra hàm lượng pH trong cơ thể người phổ biến nhất là bằng nước bọt

Độ pH thông thường trong nước bọt nên ở khoảng 6,4 - 6,8. Nếu thấp hơn, chắc hẳn cơ thể bạn đang bị thiếu kiềm. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm khớp hoặc ung thư. Để cải thiện tình trạng này, hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh và nước khoáng, đồng thời hạn chế thực phẩm gây axit như bột mì và thịt đỏ nhé!

Thử pH nước tiểu

Độ pH trong cơ thể người cũng được phản ánh qua nước tiểu, cho thấy khả năng duy trì độ pH thích hợp của máu. Nước tiểu của người khỏe mạnh thường có pH từ 6,5 - 7,0 vào buổi tối trước bữa ăn.

Khi xét nghiệm nước tiểu, bạn có thể biết được cơ thể đang bài tiết axit và hấp thụ các khoáng chất như: Canxi, magiê, natri và kali, giúp duy trì sự cân bằng pH. Nếu cơ thể quá axit hoặc quá kiềm, nước tiểu sẽ loại bỏ dư thừa mà bộ đệm không xử lý kịp. Do đó, hãy theo dõi độ pH trong nước tiểu rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn nhé!

Độ pH trong cơ thể người: Bí quyết cân bằng độ pH từ bên trong 3
Xét nghiệm nước tiểu cũng giúp kiểm tra chính xác độ pH trong cơ thể

Cách cân bằng độ pH trong cơ thể người

Để đảm bảo cân bằng độ pH trong cơ thể người, hãy ghi nhớ một số phương pháp chăm sóc cơ thể hiệu quả là:

  • Ăn nhiều rau củ quả xanh: Các loại rau quả bao gồm: Cải xoăn, cần tây, bông cải xanh, bơ, chanh, nho xanh,... đều có tính kiềm, giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể. Tốt nhất, bạn nên đảm bảo chế độ ăn có từ 60 - 80% thực phẩm tạo kiềm và 20 - 40% thực phẩm tạo axit.
  • Suy nghĩ tích cực và lạc quan: Tâm trạng tích cực giúp giảm stress, ngăn cơ thể tiết ra axit có hại. Một tinh thần vui vẻ, lạc quan không chỉ giúp duy trì pH ổn định mà còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa bệnh tật.
  • Uống đủ nước: Uống đủ 2 lít nước/ngày giúp thanh lọc cơ thể và cân bằng độ pH trong cơ thể người. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể thay thế bằng nước ép trái cây để tối đa hóa lượng dưỡng chất dung nạp vào cơ thể.
Độ pH trong cơ thể người: Bí quyết cân bằng độ pH từ bên trong 4
Bạn nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh để cân bằng độ pH trong cơ thể 

Việc duy trì độ pH trong cơ thể người ở mức cân bằng không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, suy nghĩ tích cực và uống đủ nước để cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin